Chiều 23.2, thượng tọa Thích Đức Thiện có buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về chủ trương cúng dường, công đức qua ví điện tử vừa được áp dụng trong dịp Tết Tân Sửu 2021

Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói gì về chuyện cúng dường qua ví điện tử?

P.V | 23/02/2021, 16:00

Chiều 23.2, thượng tọa Thích Đức Thiện có buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về chủ trương cúng dường, công đức qua ví điện tử vừa được áp dụng trong dịp Tết Tân Sửu 2021

Ngày 13.2, fanpage Facebook có tên Chùa Yên Tử đã đăng thông tin kêu gọi người dân cúng dường qua ví Momo với nội dung: "Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch tăng cao, gây khó khăn cho quý phật tử có dự định đến viếng thăm chùa và cúng dường cầu an. Trước tình hình đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đồng hành cùng Momo, tạo điều kiện để các quý phật tử không cần đến tận chùa mà có thể cúng dường cầu an thông qua ví Momo".

dai-dien-phat-giao-viet-nam-cung-duong-qua-vi-dien-tu2.jpg
Fanpage có tên Chùa Yên Tử đã đăng thông tin kêu gọi người dân cúng dường qua ví điện tử

Hôm 22.2, nhiều báo và trang tin điện tử dẫn lời thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, cho biết Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã gửi thông báo cảnh báo về việc một số trang mạng xã hội lừa đảo, trục lợi tiền công đức của người dân.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển khẳng định những lời kêu gọi cúng dường qua ví điện tử là không chính xác và fanpage Chùa Yên Tử có lời kêu gọi nêu trên không phải là kênh thông tin chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và của chùa Yên Tử.

Song tối 22.2, thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định thông tin các báo nêu về việc giả mạo Chùa Yên Tử để kêu gọi người dân cúng dường qua ví điện tử là không chính xác, mà đây chính là chủ trương mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Theo thượng tọa Thích Đức Thiện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử với các chùa: Phúc Khánh (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam), Phật Tích (Bắc Ninh), Đại Tuệ (Nghệ An), mới bắt đầu từ Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Thử nghiệm này nhắm đáp ứng nhu cầu được cúng dường cho các chùa của người dân trong tình hình COVID-19 khiến một số di tích, chùa đóng cửa hoặc người dân không có điều kiện thăm viếng làm lễ để tránh tập trung đông người.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn thử nghiệm áp dụng hình thức cúng dường này để có thể dễ dàng minh bạch được số tiền công đức mà nhân dân cúng dường tới các chùa.

Sau một thời gian thử nghiệm tại 6 chùa trên để “xem tình hình dân chúng thế nào”, nếu nhân dân ủng hộ, mọi việc thuận lợi thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương này.

dai-dien-phat-giao-viet-nam-cung-duong-qua-vi-dien-tu(1).jpg
Thượng tọa Thích Đức Thiện

Chiều 23.2, thượng tọa Thích Đức Thiện có buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về chủ trương cúng dường, công đức qua ví điện tử vừa được áp dụng trong dịp Tết Tân Sửu.

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết: "Để tránh tập trung đông người, giáo hội có dùng ví điện tử để tạo điều kiện cho phật tử được thỏa mãn việc công đức. Giáo hội đã thử nghiệm tại một số chùa. Tôi có trao đổi với các hòa thượng trong ban thư ký để triển khai, trực tiếp gọi điện cho các trụ trì tại các chùa”.

Thượng tọa Thích Đức Thiện tiết lộ đến hôm nay đã có 12 chùa được ứng dụng.

Thượng tọa Thích Đức Thiện nói, do bối cảnh dịch, lượng công đức rất nhỏ, nhưng lại ghi nhận lượng chuyển khoản lớn từ người dân, phật tử đến quét mã QR tại cổng chùa. Trước mắt, vì xuất hiện dịch thì mới nảy sinh cúng dường online. Giáo hội dự kiến thử nghiệm trong 3 tháng xuân Tân Sửu rồi họp đánh giá hiệu quả, hệ quả, các vấn đề phát sinh.

Về những phản ứng trái chiều của dư luận trước hình thức cúng dường online, thượng tọa Thích Đức Thiện khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt vấn đề thử nghiệm tức là dám đối diện với những thứ không truyền thống.

Lợi ích của việc này là để tránh tập trung đông người, đồng thời làm rõ ràng, minh bạch tiền công đức và tiến tới xóa bỏ việc đặt tiền lẻ trên tay tượng mà báo chí đã phản ánh nhiều”, thượng tọa Thích Đức Thiện cho hay.

Thượng tọa Thích Đức Thiện nhận định những ai chưa hiểu, chưa đồng thuận sẽ cho là không hay, song ở nhiều chùa, các thầy trẻ lại rất ủng hộ.

Giáo hội cũng chỉ thử nghiệm ở một số chùa có trụ trì hoan hỉ", thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Trước vấn đề làm thế nào để chặn được các trang lợi dụng hình thức cúng dường để giả mạo, thượng tọa Thích Đức Thiện nói thông qua ứng dụng chính là cách thức chặn giả mạo.

"Đơn vị cung cấp ví điện tử sẽ xác nhận và là bộ lọc giả mạo. Nếu triển khai thì Giáo hội sẽ ký kết với đơn vị cung cấp ứng dụng đó. Có một tài khoản đúng của chùa và chặn các tài khoản khác. Thành thử việc giả mạo sẽ khó xảy ra", thượng tọa Thích Đức Thiện lý giải.

Ông cho biết giáo hội sẽ có văn bản thông báo cho các ban trị sự và chỉ định một ngân hàng duy nhất để cúng dường online.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói gì về chuyện cúng dường qua ví điện tử?