Trong 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA), Mỹ, Anh và Pháp ủng hộ nghị quyết về quyền phủ quyết của HĐBA trong khi cả Nga và Trung Quốc đều không nằm trong số các nước ủng hộ.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết về quyền phủ quyết của HĐBA dù Nga và Trung Quốc không tán thành

Anh Tú | 27/04/2022, 11:19

Trong 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA), Mỹ, Anh và Pháp ủng hộ nghị quyết về quyền phủ quyết của HĐBA trong khi cả Nga và Trung Quốc đều không nằm trong số các nước ủng hộ.

Ngày 26.4 hôm qua, 193 nước thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm yêu cầu 5 nước thành viên thường trực HĐBA phải giải trình khi họ sử dụng tới quyền phủ quyết đầy quyền lực để cản trở các quyết định của HĐBA.

Nghị quyết do Liechtenstein đề xuất được gần 100 nước ủng hộ và bảo trợ trước khi được đưa ra Đại hội đồng lấy ý kiến. Đại sứ của Liechtenstein là Christian Wenaweser cho biết, biện pháp này sẽ “tạo ra một thủ tục mới”.

Ông nói nó không nhằm mục đích chống lại Nga, mặc dù thực tế là sự hồi sinh của đề xuất được đưa ra khi HĐBA không thể làm gì sau khi Nga phủ quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tại Ukraine gần đây.

Wenaweser cho biết nghị quyết này nhằm “thúc đẩy vai trò của (LHQ), thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy tiếng nói của tất cả chúng ta, những người không có quyền phủ quyết và không thuộc HĐBA”.

Một trong những điểm cốt lõi của nghị quyết này là Đại hội đồng sẽ có quyền họp phiên toàn thể thảo luận về vấn đề bị thành viên thường trực HĐBA sử dụng quyền phủ quyết để cản trở Hội đồng 15 thành viên ra nghị quyết. 

Phiên họp đó của Đại hội đồng sẽ được tiến hành trong vòng 10 ngày kể từ khi quyền phủ quyết được đưa ra. Mặc dù không thay đổi được quyền phủ quyết của các nước thành viên thường trực HĐBA nhưng nghị quyết này được kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch của HĐBA và buộc các nước có quyền phủ quyết phải thận trọng hơn khi sử dụng tới quyền lực này.

Trong 5 nước thành viên thường trực HĐBA, Mỹ, Anh và Pháp ủng hộ nghị quyết trong khi cả Nga và Trung Quốc đều không nằm trong số các nước ủng hộ. Một nhà ngoại giao của một trong hai nước, xin giấu tên, đã chỉ trích động thái này, nói rằng nó chỉ sẽ làm "chia rẽ" LHQ hơn nữa. 

Trong số các nước ủng hộ nghị quyết có cả Nhật Bản và Đức, đều hy vọng trở thành thành viên thường trực trong một HĐBA có khả năng mở rộng.

Nhưng cả Brazil và Ấn Độ, hai ứng cử viên tiềm năng khác cho vị trí thường trực trong HĐBA, lại không có trong danh sách ủng hộ nghị quyết.

Kể từ năm 1946 tới nay, quyền phủ quyết của thành viên thường trực HĐBA đã được sử dụng 295 lần, trong đó Nga là nước sử dụng quyền này nhiều nhất với 143 lần.

Trong cơ chế hiện nay của LHQ, chỉ cần 1 trong 5 nước thành viên thường trực HĐBA dùng tới quyền phủ quyết thì Hội đồng Bảo an không thể ra được quyết sách gì cho dù đối với vấn đề khẩn cấp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết về quyền phủ quyết của HĐBA dù Nga và Trung Quốc không tán thành