Hàng trăm bè cá nuôi của người dân thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) đã bị chết sạch như một đại nạn từ đâu ập xuống, người mất khoảng trăm triệu, người vài trăm triệu. Cá đặc sản trước chỉ bán cho nhà hàng giờ ra chợ không ai thèm mua. Người dân khẳng định cá chết là do nhiễm độc.

Đại nạn cá chết ở miền Trung: Thiệt hại tăng dần theo tiền tỉ

Lê Đình Dũng | 21/04/2016, 14:54

Hàng trăm bè cá nuôi của người dân thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) đã bị chết sạch như một đại nạn từ đâu ập xuống, người mất khoảng trăm triệu, người vài trăm triệu. Cá đặc sản trước chỉ bán cho nhà hàng giờ ra chợ không ai thèm mua. Người dân khẳng định cá chết là do nhiễm độc.

Dân khẳng định cá chết do nhiễm độc

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá thị trấn Lăng Cô thông báo: “Từ khoảng ngày 13.4 đến nay, cá nuôi trên địa bàn bị chết liên tục; ngoài ra cá tự nhiên chết dạt vào bờ biển rất nhiều”.

Hiện ông Dũng đang tập hợp danh sách báo cáo thiệt hại của người dân. Có khoảng hơn 100 hộ nuôi cá lồng bè ở vịnh Lăng Cô, sát cửa biển, với nhiều loại đặc sản như cá bớp, cá vẩu, cá mú... Đến sáng 21.4, ước tính thiệt hại đã lên tới khoảng 10.000 con.

Một con cá giò này bình thường 400.000 đồng/con nhưng nay ra chợ bán không ai mua - Ảnh: Lê Đình Dũng.

Sau khi phát hiện cá bị chết, người nuôi cáđã ồ ạt vớt những con còn sống lên trong đêm bán đi để vớt vát. Tuy nhiên, sau khi nghe tin cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đổvào, người dân không mua nữa. Những rổ cá mang ra chợ ế ẩm phải mang về.

Anh Bùi Văn Vũ (An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô) ngao ngán bê một thùng xốp cá bớp cho chúng tôi xem. Những con cá nặng tầm 2kg, nếu bình thường giá 400.000 đồng/con và chỉ nhà hàng mới mua được. Nhưng nay đemra chợ bán dân không thèm mua vìsợ.

Anh Vũ kể: “Nhà tôi nuôi tầm chục bè cá. Mấy hôm trước bỗng dưng cá đua nhau chết. Tôi trực cá cả đêm, thấy chúng đang bơi lội ngon lànhrồi như trúng độc,nhảy lên mặt nước ào ào, chỉ sau 5 phút chết trắng”.

Những lồng nuôi chết sạch cá được người dân Lăng Cô đưa lên dày đặc trên bờ - Ảnh: Lê Đình Dũng.

Dưới chân cầu dẫn vào hầm Hải Vân, người dân Lăng Cô đang vớt cá chết đi vứt và kéo lồng lên ngập bờ. Có nhiều hộ thiệt hại ban đầu đã hàng trăm triệu như ông Lê Văn Thành, khoảng 270 triệu. Hộ ông Trần Tấn nuôi 4 bè, 10 lồng cá nay đã chết 2/3, thiệt hại tầm 300 triệu. Vợ ông khóc lên khóc xuống vì nguy cơ trắng tay.

“Xưa nay chưa bao giờ cá chết nhiềunhư vậy. Nếu cá chết vì nước bẩn thì nó sẽ bỏ ăn, rồi sinh bệnh, ghẻ lở rồi chết. Đằng này chết hàng loạt rất nhanh, chỉ có nhiễm độc thôi”, ông Tấn khẳng định.

Cảnh báo yếu tố gây độc có thể tiếp tục xả vào môi trường

Tại Hà Tĩnh, Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc đã có thông báo về kết quả quan trắc đột xuất cá chết bất thường tại Kỳ Anh.Theo kết quả khảo sátcủa trung tâm này, hiện tượng cá chết bất thường xuất hiện đầu tiên ở Hà Tĩnh vào ngày 6.4 sau đó lan rộngra. Cá chết bao gồm tất cả các loại nuôi trong lồng ở kích cỡ thương phẩm, cá tự nhiên cũng chết. Cá chết có biểu hiện chết nhanh và hàng loạt. Kiểm tra tại hiện trường cho thấy cá không bị nhiễm ký sinh trùng.

Người dân đi vớt cá chết trong lồng nuôi.

Theo đó, đơn vị này kết luận các yếu tố môi trường thông thường và khí độc do phân hủy hữu cơ cũng như tác nhân vi sinh vật gây bệnh không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá lồng chết hàng loạt và bất thường ở Kỳ Anh.

Theo phân tích yếu tố nguy cơ củatrung tâm, hiện tượng cá biển nuôi lồng chết đầu tiên ở vùng nuôi thuộc xã Kỳ Lợi, gần cảng Vũng Áng sau đó lan ra. Đặc biệt ngư dân còn phát hiện cá tự nhiên bị chết quanh khu vực đảo Sơn Dương, vùng biển gần bờ xung quanh cảng Vũng Áng và cửa sông Vịnh.

“Như vậy, kết hợp với kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm nêu trên cho thấy nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết do yếu tố môi trường (không phải do tác nhân vi sinh vật). Kết hợp hiện tượng cá chết hàng loạt trong thời gian ngắn, đồng thời chết cả cá tự nhiên cho thấy yếu tố gây độc trong môi trường nước có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết bất thường”, trung tâm này kết luận.

Do đó, giả thiết được đặt ra rằng yếu tố gây độc có thể bắt nguồn từ nguồn nước thải chưa được xử lý, chúng được đổ trực tiếp ra sông, biển hòa lẫn vào nước biển gặp thủy triều lên tiến sâu vào đất liền gây độc cho cá.

Nguồn clip: VTC14

Trung tâm này cảnh báo nguồn phát thải có chứa yếu tố gây độc có thể tiếp tục được xả vào môi trường nước trong thời gian tới và có thể sẽ lại gây thiệt hại cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trong vùng.

Đồng thời, khuyến cáo các địa phương liên tục quan trắc môi trường nước, kiểm tra rà soát lại toàn bộ hệ thống xử lý nguồn nước thải của tất cả các công ty, nhà máy; hạn chế bổ sung nước biển vào hồ nuôi khi thả giống.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại nạn cá chết ở miền Trung: Thiệt hại tăng dần theo tiền tỉ