Các đảng viên Cộng hòa ở Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc sẽ công bố một văn bản ghi nhớ, được cho là có nội dung cáo buộc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) âm mưu chống đối Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đảng Cộng hòa ‘vạch mặt’ FBI âm mưu chống đối Tổng thống Trump

31/01/2018, 17:37

Các đảng viên Cộng hòa ở Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc sẽ công bố một văn bản ghi nhớ, được cho là có nội dung cáo buộc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) âm mưu chống đối Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Minh họa đảng Cộng hòa vạch trần âm mưu FBI chống ông Trump - Ảnh: You Tube

Theo báo Guardian ngày 30.1, cụ thể “âm mưu chống đối” này là khi FBI đề nghị Tòa án theo dõi tình báo nước ngoài (FISAR) cấp trát theo dõi để thu thập tin tình báo về Carter Page, một cố vấn trong nhóm tranh cử của ông Trump.

FISAR là một tòa án bí mật, chuyên xét các đề nghị của những cơ quan bảo vệ pháp luật Mỹ muốn theo dõi công dân Mỹ bị nghi là điệp viên cho nước ngoài.

Người ủng hộ ông Trump kỳ vọng văn bản ghi nhớ sẽ xóa tội cho ông Trump, trong khi FBI dưới quyền Công tố viên đặc biệt Robert Muller đang điều tra nghi án Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, cùng nghi án nhóm tranh cử của ông Trump thông đồng với các quan chức Nga.

Cuộc điều tra này đã có kết quả là buộc tội đối với 4 cựu cố vấn tranh cử của ông Trump: cựu trưởng nhóm tranh cử Paul Manafort và phó nhóm Rick Gates về tội âm mưu và rửa tiền, đồng thời buộc tội cựu cố vấn chính sách đối ngoại George Papadopoulos và cựu cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Michael Flynn đã khai man với FBI về mối quan hệ với người Nga.

Hồ sơ của “Thiên lôi” Shearer nói ông Trump bị Nga “bắt thóp”

Theo báo New York Times, văn bản ghi nhớ được cho là tập trung vào một quyết định của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) Rod Rosenstein: đề nghị FISAR cấp trát theo dõi ông Page của ông Trump hồi năm 2017, dựa vào hồ sơ gây tranh cãi của cựu điệp viên Anh MI-6 Christopher Steele.

Hồ sơ này được ông Steele giao cho FBI, nơi đã nhờ ông cung cấp tài liệu hoặc chứng cứ có thể có ích cho cuộc điều tra nghi án về sự thông đồng giữa nhóm tranh cử của ông Trump với chế độ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo Guardian, hồi tháng 10.2016, ông Steele giao cho FBI một hồ sơ cũng mang các cáo buộc trên, do cựu nhà báo Cody Shearer thực hiện riêng.

Cả hai hồ sơ của hai ông Steele và Shearer đều có thông tin ông Trump bị Nga “bắt thóp”, nhân chuyến đi Moscow của ông năm 2013.

Hồ sơ của Shearer dẫn một nguồn tin vô danh của Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB), theo Guardian vốn còn cho biết nhà báo này thân cận Nhà Trắng thời Tổng thống Bill Clinton hồi năm 1990, nhưng không có kinh nghiệm tình báo như ông Steele.

Nhưng đảng Cộng hòa bảo thủ cáo buộc ông là “điệp viên” và là “Thiên lôi” của nhóm thân cận ông bà Clinton.

“Hành động cực kỳ liều lĩnh” của đảng Cộng hòa

Văn bản ghi nhớ do chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Devin Nunes, một đồng minh thân cận của ông Trump, soạn. Ông này thường chỉ trích kịch liệt cả DOJ lẫn FBI.

Trong khi Nhà Trắng phát tín hiệu ông Trump sẽ ủng hộ việc công bố văn bản ghi nhớ, DOJ lại phản đối. Tuần trước, trong một lá thư gởi nghị sĩ Nunes, các quan chức Bộ này nói việc công bố là “cực kỳ liều lĩnh, có thể gây tổn thất cho các nguồn tin tình báo và cách hoạt động tình báo”.

Sau những phàn nàn này, giám đốc FBI Christopher Wray đã xem xét văn bản mật hồi cuối tuần qua, cùng với Hạ nghị sĩ Trey Gowdy (Cộng hòa). Ông Gowdy nói lãnh đạo FBI nói việc công bố văn bản mật sẽ không gây hại đến an ninh quốc gia.

Ông cũng nói văn bản mật không tiết lộ bất kỳ phương thức hoạt động tình báo nào, nhưng có tiết lộ “một nguồn tin”.

Đảng Dân chủ liền chỉ trích văn bản mật do nghị sĩ Nunes soạn, là một tài liệu được “biên tập chọn lọc và là một nỗ lực có điều phối nhằm cản trở cuộc điều tra nghi án Nga”.

Hạ nghị sĩ Adam Schiff (đảng Dân chủ) trong Ủy ban tình báo Hạ viện, nói các đồng nhiệm Cộng hòa đã “vượt quá xa lằn ranh một cách đáng tiếc, bỏ phiếu chỉ để bảo vệ quyền lợi cá nhân của tổng thống và quyền lợi chính trị riêng của họ, vượt trên quyền lợi quốc gia”.

Nghị sĩ Nunes từ lâu là gương mặt gây tranh cãi trong cuộc điều tra nghi án Nga. Hồi tháng 4.2017, ông đã phải rút khỏi cuộc điều tra của Ủy ban tình báo Hạ viện, sau khi có tin ông tuồn thông tin mật nhằm chỉ trích các cựu quan chức chính phủ Tổng thống Barack Obama.

Văn bản mật đã được gởi đến Nhà Trắng vào khuya 29.1, sẽ không được công bố ngay. Theo qui định của Hạ viện Mỹ, ông Trump sẽ có 5 ngày để quyết có nên công bố hay bác công bố.

Nhà Trắng không bình luận, chỉ nói ông Trump gặp nhóm an ninh quốc gia và luật sư Nhà Trắng để thảo luận về văn bản này.

Vĩnh Thụy (theo Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảng Cộng hòa ‘vạch mặt’ FBI âm mưu chống đối Tổng thống Trump