Thành thông lệ, cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới, nhất là gần đến rằm tháng giêng, người ta lại tấp nập sắm sửa lễ vật lên chùa dâng sao giải hạn.

Dâng sao giải hạn chả khác gì hối lộ về tâm linh, mặc cả với thánh thần

Hải Yến | 13/02/2019, 11:33

Thành thông lệ, cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới, nhất là gần đến rằm tháng giêng, người ta lại tấp nập sắm sửa lễ vật lên chùa dâng sao giải hạn.

Dâng sao giải hạn không hề có trong giáo lý nhà Phật

Nhiều người quan niệm rằng, bất kỳ ai trong năm cũng có 1 ngôi sao chiếu bản mệnh của mình, chính vì thế nếu năm nào có một ngôi sao xấu chiếu như sao Thái Bạch, sao Kế Đô, sao La Hầu... thì sẽ chuẩn bị lễ vật cúng sao giải hạn, làm lễ khóa sao. Tại Hà Nội, người tachủ yếu tập trung tại chùa Phúc Khánh (đường Tây Sơn, quận Đống Đa) – ngôi chùa được cho là linh thiêng nhất trong việc cúng sao giải hạn ở Hà Nội,số lượng người đến đăng ký cúng sao không lúc nào ngớt. Danh sách những người cúng sao sẽ được ghi ra một tờ giấy. Sau khi ghi xong, người cúng sao giải hạn sẽ nộp cho nhà chùa từ 200 -300 ngàn đồng/người, ai cúngnhiều lầnthì số tiền bỏ ra càng nhiều.

Nhiều trường hợp người cúng sao đã chi hàng trăm triệu để lập đàn, bất chấp nguy hiểm trànra lòng đường, thậm chí đốt cả đống tovàng mã mong hóa giải vận hạn khi lỡ vướng vào sao xấu, hoặc nhằm cầu nguyện một năm mới được nhiều điều như thỉnh cầu.

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, gốc rễ của việc dâng sao là sự thiếu hiểu biết về luật nhân quả vận hành trong vũ trụ, từ đó ngộ nhận rằng có 28 vì sao chiếu mạng con người. Trong đạo Phật, việc dâng sao giải hạn được xem là hoạt động mê tín, không được khuyến khích.

Dâng sao giải hạn luôn lôi cuốn được đám đông - Ảnh: Internet

"Giáo lý nhà Phật không định ra sao xấu, sao tốt, ngày xấu, ngày tốt. Đừng nhận thức sai về các quy luật, hoặc nghĩ rằng có các hành vi chi phối giữa phước và tội, tốt và xấu, dẫn tới dâng cúng để không bị khó khăn, trở ngại", Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.

Tục dâng sao giải hạn là những tồn tại từ lâu đời trong dân gian. Nó nằm trong nghi lễ của Lão giáo, tức đạo củaLão tử bênTrung Quốc. Nghi lễ này quan niệm trên trời có 24 ngôi sao do 24 vị thần chủ có ảnh hưởng đến số phận con người, trong đó 9 ngôi sao sáng nhất sẽ luân phiên chiếu mệnh mỗi năm. Đó là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. 9 sao này có sao tốt và có cả sao xấu, phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, tai nạn, ốm đau, bệnh tật… gọi là vận hạn, là sao chiếu mạng (nặng nhất là “Nam La Hầu, nữ Kế Đô” là loại ám hư tinh vì 2 sao này chẳng thấy được mặt trời).

“Trước đây chỉ có đình, đền thực hiện nghi thức này. Sau này, Phật giáo tiếp nhận dưới nghi thức làm lễ cầu an cho gia đình Phật tử được an lạc, hạnh phúc. Như vậy nhà chùa chỉ là một “phương tiện” để giúp con người được an cái tâm và “phương tiện” chỉ là nhất thời, bản chất nó là ước nguyện cầu an của con người”.

Theo GS-TS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian,mỗi năm người Việt có quan niệm gặp các sao tốt phải cúng đón, gặp sao xấu phải cúng lễ để các vị hung tinh bớt tác oai tác quái. Nhưng đó cũng chỉ là quan niệm, chưa ai có thể khẳng định đó là nghiên cứu đúng đắn.

Hiểu saocho đúng về dâng sao giải hạn đầu năm?

Để tìm hiểu cho đúng về việc dâng sao giải hạn đầu năm, chia sẻ về vấn đề này, Giáo sư Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo khẳng định việc dâng sao giải hạn không phải là vấn đề thuộc về tín ngưỡng, đây chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Nhiều người cứ quan niệm chi càng nhiều tiền, càng nhiều lễ vật thì càng dễ dàng thoát khỏi vận hạn trong năm đó. Tuy nhiên đó là quan niệm sai lầm vì chẳng lẽ người giàu càng tới nhiều chùa thì lại càng có nhiều phúc hơn hay sao.

Giáo sư Trần Lâm Biền cho rằng đừng nghe những lời mê tín mà bày vẽtốn kém vô ích

"Cái hạn, cái không may là điều tự nhiên. Con người có lúc yếulúc khỏe, cũng là thời vận. Khi có thể hãy làm điều thiện, điều nghĩa. Đừng nghe lời mê tín, bày vẽ, cúng bái tốn kém mà lại không đi đến đâu, rồi đánh mất đức tin. Giống như con người sinh ra ai cũng có lúc khỏelúc yếu vì đó là thời vận. Nhưng vạn vật vẫn sẽ có nhân quả, chỉ cần chúng ta sống có ích không gây điều ác thì những lúc thời vận xấu sẽ không ảnh hưởng quá lớn. Không có gì tốt hơn là tự tu thân, dùng trí tuệ để nhìn nhận mọi sự, mọi việc, tránh những hành động sai trái, rồi đi “hối lộ” thần linh, “đặt cược” với thần linh, như vậy thì tội lỗi về mặt tâm linh sẽ lớn hơn rất nhiều"- GS Trần Lâm Biền phân tích.

Lý giải về việc các chùa tổ chức lễ dâng sao giải hạn, TS Nguyễn Văn Vịnh - người nghiên cứu về các vấn đề phong thủy cho rằng một số chùa hoằng pháp muốn nhiều người tham gia nên đã tổ chức dâng sao giải hạn. Điều này đánh trúng tâm lý bất an của con người trong xã hội hiện tại với nhiều xô bồ, rủi ro. Tuy nhiên, việc một số nhà chùa tìm cách sinh lời nhân chuyện dâng sao giải hạn khiến nghi lễ này bịbiến tướng và méo mó. Cũng theo chia sẻ của TS Vịnh, việc người dân tràn ra đườngcạnh các đìnhchùa tổ chức dâng sao giải hạn cũng là một biểu hiện của thiếu nhận thức dẫn tới cuồng tín. “Một nghi lễ có thể giải hạn cùng lúc cho hàng ngàn người là không đúng. Vì, theo Kinh dịch, không phải sao nào cũng tốt và không phải sao nào cũng xấu. Việc xấu tốt của các sao còn do mệnh của từng người. Ví như sao Thái Bạch mọi người mặc định là xấu. Nhưng, với người mệnh Kim, sao Thái Bạch là tốt”, ông Vịnh chia sẻ.

Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cho biết: "Tuy cúng giải sao hạn không phải là tín ngưỡng trong Phật giáo nhưng nhiều người lại đặt niềm tin rất mạnh mẽ vào việc này. Bởi vậy, nhà chùa vẫn để người dân tìm đến cúng giải sao hạn trong các dịp đầu năm như một nơi để họ gửi gắm niềm tin đúng chỗ. Nhà chùa mong mỏi người dân thành tâm làm thiện, đó mới thật sự là việc hóa giải các nạn tai và tạo phúc lộc cho mình".

Khẳng định việc dâng sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật, nhưng Hòa thượng Thích Giác Toàncho rằng giữa tín ngưỡng dân gian và nghi lễ của Phật giáo gặp nhau ở điểm cầu mong cho con người được an lành, không gặp phải những điều xấu trong cuộc sống.

"Cho nên, ở trong chùa từ lâu rồi cũng có làm nhưng tùy từng chùa thực hiện với các nghi thức khác nhau. Cũng có chùa, đền, phủ... cúng theo tín ngưỡng cổ truyền là dâng sao, cũng có nơi như Phật giáo chỉ tụng kinh lễ Phật. Hiện nay, người dâng sao giải hạn quan niệm theo tín ngưỡng, cầu mong một cuộc sống được an bình trong một năm. Dù là người giàu hay người nghèo cũng chỉ cần một cái tâm trong sáng, bởi vậy mong mọi người đi lễ với tâm thành kính chứ đừng để tư lợi chi phối".

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dâng sao giải hạn chả khác gì hối lộ về tâm linh, mặc cả với thánh thần