Quan niệm tín ngưỡng truyền thống cho rằng người có tuổi Dê (sinh năm Mùi) thường thông minh, nhiệt tình, có năng khiếu và thành đạt. Thực tế, điều đó đã khá đúng nếu đem so sánh với bản sắc, số phận, sự nghiệp của các danh nhân tuổi Mùi tạo ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực văn hóa và văn học nghệ thuật Việt Nam.

Danh nhân văn nghệ Việt Nam tuổi Mùi

Một Thế Giới | 19/02/2015, 16:00

Quan niệm tín ngưỡng truyền thống cho rằng người có tuổi Dê (sinh năm Mùi) thường thông minh, nhiệt tình, có năng khiếu và thành đạt. Thực tế, điều đó đã khá đúng nếu đem so sánh với bản sắc, số phận, sự nghiệp của các danh nhân tuổi Mùi tạo ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực văn hóa và văn học nghệ thuật Việt Nam.

Nguyễn Văn Siêu (1799-1872)

Sinh năm Kỷ Mùi, quê Hà Nội, nhà văn hóa, danh sĩ thời Nguyễn, bút hiệu Phương Đình. Thông tuệ, tài hoa, nhạy bén, giới văn chương đến mức (cùng với Cao Bá Quát) được người đương thời ca tụng “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán!”, mệnh danh là “thần Siêu thánh Quát”. Năm 1838 đỗ phó bảng, trải giữ các chức vụ cao trong ngành khoa học, giáo dục, tư pháp. Dâng sớ điều trần nhiều việc bức xúc năm 1854, nhưng bị triều đình làm ngơ, nên chán nản, cáo bệnh từ quan lui về quê chuyên tâm làm thơ, viết văn, soạn sách, ông để lại nhiều tác phẩm văn chương, lịch sử, địa lý, triết học giá trị.

Nguyễn Tư Giản (1823-1890)

Sinh năm Quý Mùi, quê Bắc Ninh, nhà thơ, văn thần thời Nguyễn, bút hiệu Vân Lộc, Thạch Nông. Đỗ hoàng giáp lúc mới 21 tuổi, từng nếm trải và bị thăng - giáng qua nhiều cương vị quan lại, rất nhiệt tình với chủ trương duy tân, cải cách mọi mặt trong nước, ông nổi tiếng bởi phong cách độc đáo, mạnh mẽ, phóng khoáng và sáng tác ra hệ thống văn thơ đồ sộ, bao gồm nhiều thể loại, được lưu truyền rộng rãi: Thần tiên sách thi tập, Thạch Nông thi văn toàn tập, Yên Thiều văn thảo, Yên Thiều thi văn tập, Thạch Nông tường thoại cổ lục, Trung ngoại quỳnh giao tập, Yên Thiều bút lục, Như Thanh nhật ký, Tiểu thuyết sơn phòng tập, Vân điểm Du lâm Nguyễn tộc hp phả, Hà phòng tấu nghị v.v...

Nguyễn Khuyến (1835-1909)

Sinh năm ẤtMùi, quê Hà Nam, nhà thơ, bút hiệu Quế Sơn. Tài hoa và giỏi văn chương, được gọi là “Tam nguyên” do thi Hương, thi Hội, thi Đình đều đỗ đầu; làm quan ngành giáo dục, thăng tới Trực học sĩ. Khảng khái, trong sạch, nồng nàn yêu nước, đau buồn vì triều đình ký hàng ước với giặc, ông cáo quan về quê dạy học từ năm 1883. Bản tính cũng như bút pháp của ông rất được mến trọng bởi vừa ngang tàng, mẫn cảm, thâm thúy, lại vừa bình dị, dân dã và hài hước, ông để lại hai bộ thơ giá trị: Quế Sơn thi tập (chữ Hán), Yên Đổ tam nguyên quốc âm thi tập.
Danh nhan van nghe Viet Nam tuoi Mui-hinh-anh-1
Nguyễn Khuyến  

Hoàng Tăng Bí (1883-1939)

Sinh năm Quý Mùi, quê Hà Nội, nhà soạn tuồng, chí sĩ cận đại, bút hiệu Tiểu Mai. Năm 1910 đỗ phó bảng, hoạt động văn hóa xã hội sôi nổi, nhiệt tình tham gia phong trào Duy tân, nâng cao dân trí, dân sinh, ông có năng khiếu và rất tâm huyết với việc soạn tuồng, là tác giả soạn nhiều bản tuồng nổi tiếng: Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, Nghĩa nặng tình sâu (My Châu - Trọng Thủy), Thù chồng nợ nước (Trưng Trắc - Thi Sách)...

Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940)

Sinh năm Quý Mùi, quê Hải Dương, nhà văn, bút danh Đồ Nam Tử, Quảng Tràng Thiệt. Xuất thân từ nghề giáo lý, viết báo rồi chuyên nghiên cứu Phật học, cuối cùng chuyển sang lãnh địa văn chương. Ông là một trong ít người đầu tiên ở miền Bắc viết tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ. Ngoài tiểu thuyết Quả dưa đỏ (đoạt giải văn học xuất sắc năm 1925), ông còn để lại các bộ sách Việt văn tinh nghĩa, Danh nhân Hải Dương cùng các loạt bài trên tạp chí Đuốc tuệ, Nam phong rất giá trị về triết - sử - văn.

Đoàn Như Khê (1883-1957)

Sinh năm Quý Mùi, quê Hưng Yên, nhà văn, bút hiệu Quý Huyền. Giỏi văn luận, tinh thông chữ Hán và quốc ngữ, từng viết báo, tham gia Hội Văn hóa cứu quốc Liên khu III, rồi chuyên tâm viết văn và dịch thuật cổ học. Những tác phẩm văn chương của ông (Một tấm lòng, Cảo thơm..lắng đọng trong tâm trí người đọc ở sự u hoài, trầm tĩnh đặc biệt, với quan niệm triết lý đa chiều và nhân bản sâu sắc.

Trần Tuấn Khải (1895-1983)

Sinh năm Ất Mùi, quê Nam Định, nhà thơ, bút hiệu Đông Minh, Đông Á Thị, Á Nam. Xuất thân từ một gia đình Nho học có truyền thống yêu nước; thời Pháp thuộc làm công chức và cộng tác mạnh mẽ với báo chí. Sau năm 1954, vào sống ở Sài Gòn, làm việc tại Thư viện quốc gia, Viện Khảo cổ, Nha Văn hóa và các báo lớn, nhiệt tình tham gia phong trào gìn giữ thuần phong mỹ tục, chống văn hóa đồi trụy,đấu tranh đòi hòa bình, dân sinh, dân chủ... Cùng một số trí thức tiến bộ ký tên yêu cầu chính quyền Sài Gòn trực tiếp hiệp thương với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam năm 1966 nên bị buộc nghỉ việc; sau đó làm chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc. Bằng bút pháp hùng tráng nhưng da diết, ông sáng tác được những thi phẩm nổi tiếng: Bút quan hoài, Hồn tự lập, Duyên nợ phù sinh, Gương bể dâu, Với sơn hà, Thiên Thai lão hiệp, Mảnh gương đời, Hồn hoa...
Danh nhan van nghe Viet Nam tuoi Mui-hinh-anh-2
 

Phan Trần Chúc  (1907-1946)

Sinh năm ĐinhMùi, quê Thái Bình, nhà văn lịch sử. Sinh sống bằng ngòi bút ở Hà Nội, hoạt động văn nghệ sôi nổi và cộng tác với các báo nặng tính dân tộc. ông chuyên viết về đề tài lịch sử, thể loại ký sự và tiểu thuyết, có nhiều tác phẩm đặc sắc: Vua Hàm Nghi, Lê Hoan, Vua Quang Trung, Triều Tây Sơn, cần vương, Dưi lũy Trường Dục, Danh nhân Việt Nam qua các thời đại, Bùi Viện...

Lê Thị Phỉ (1907-1954)

Sinh năm Đinh Mùi, quê Tiền Giang, nghệ sĩ xuất sắc, thứ hiệu Năm Phỉ. Mới 11 tuổi đã lên sân khấu, sớm nổi danh bởi tài thể hiện độc đáo qua nhiều vai diễn trong các vở: Phụng Nghi Đình, Xử án Bàng Quý Phi, Lan và Điệp, Tơ vương đến thác..., chiếm trọn sự cảm mến, ngưỡng mộ của các thế hệ khán giả Nam Kỳ. Những khi sang Pháp, Thái Lan... biểu diễn, tên tuổi bà cũng được khán giả và phương tiện thông tin của họ nhiệt liệt tán thưởng. Cả trong lẫn ngoài nước, từ giới phê bình đến mọi tầng lớp người xem, ai cũng thán phục khả năng diễn xuất đầy nghệ thuật, tôn vinh bà là nghệ sĩ sân khấu bậc nhất ở Việt Nam.

Danh nhan van nghe Viet Nam tuoi Mui-hinh-anh-3
 

Học Sĩ (1907-1967)

Sinh năm Đinh Mùi, quê Quảng Nam, nhà thơ, bút danh Nam Trân. Đỗ tú tài, làm Tham tá tòa Khâm sứ Huế, rồi Tá lý Bộ Lại, hoạt động văn chương và công tác với nhiều báo lớn. Sau Cách mạng tháng Tám, tích cực tham gia kháng chiến, làm tới Chánh Văn phòng ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu V. Năm 1954 tập kết ra Bắc, cộng tác trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam rồi chuyển sang Viện Văn học, chuyên tâm dịch thuật. Bút pháp lãng mạn, trong sáng, giàu chất cổ điển, ông để lại tập Huế đẹp và thơ hữu tình mà thanh khiết, và hai tác phẩm dịch Thơ Đường, Thơ Tống ấn tượng.

Nghiêm Toản (1907-1975)

Sinh năm Đinh Mùi, quê Nam Định, nhà nghiên cứu văn học, bút hiệu Hạo Nhiên.Tốt nghiệp trường Sư phạm Đông Dương, hoạt động chính trị chống Pháp nên bị bắt đày ra Côn Đảo, sau khi được phóng thích trở về Hà Nội dạy tư, làm thơ và nghiên cứu văn học. Sau năm 1945, dạy ở Đại học Văn khoa Hà Nội và cộng tác với các nhà xuất bản Vĩnh Bảo, Sông Nhị, Minh Tân.Từ năm 1954, làm giáo sư giảng dạy tại Đại học Văn khoa Sài Gòn và giữ chức Trưởng ban Việt Hán của trường này. ông để lại nhiều tác phẩm ngôn ngữ, văn sử, triết học giá trị: Việt Nam văn học sử trích yếu, Luận văn thi phạm, Việt luận, Lão tử và Đạo đức kinh…

Đặng Xuân Khu  (1907-1988)

Sinh năm Đinh Mùi, quê Nam Định, chính khách cách mạng, nhà thơ, biệt hiệu (cũng là tên gọi) Trường Chinh, bút danh Sóng Hồng.

Nồng nàn yêu nước và sôi nổi tham gia hoạt động cách mạng từ năm 19 tuổi. Năm 1941, được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, đồng thời là chủ bút của các tờ báo đấu tranh và cộng sản. Sau Cách mạng tháng Tám, lần lượt được cử giữ nhũng chức vụ quan trọng, đạt tới cương vị cao nhất trong Đảng (Tổng Bí thư), trở thành nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) từ năm 1981. Chẳng những là một chính khách đa tài, bản lĩnh, ông còn là nhà thơ xuất sắc của dòng thơ ca cách mạng với tư tưởng độc lập, tự do, ái quốc, nhân văn và bút pháp mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết, ông là tác giả của Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam, Tập thơ Sóng Hồng và nhiều bài thơ, bài viết chính luận sắc bén.

Danh nhan van nghe Viet Nam tuoi Mui-hinh-anh-4
 

Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989)

Sinh năm Đinh Mùi, quê Bắc Ninh, nhà văn, nhà thơ, nhà đạo diễn kịch, bút danh Lê Ta, Thế Lữ. Năng động, ham tìm tòi và say mê nghệ thuật, học trường Mỹ thuật Đông Dương rồi gia nhập làng văn, làng báo Việt Nam. Từ năm 1931, là thành viên nhóm Tự lục Văn đoàn và cây bút chủ chốt của các báo lớn. Năm 1937, bắt đầu hoạt động kịch nghệ, làm diễn viên, đạo diễn các đoàn kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ lưu diễn nhiều nơi ở miền Bắc, miền Trung. Sau Cách mạng tháng Tám, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các hội văn học và nghệ thuật, ông là tác giả của những truyện, tiểu thuyết trinh thám sớm nhất mà cũng đặc sắc nhất trong lịch sử Việt Nam (Vàng và máu, Bên đường thiên lôi, Lê Phong phóng viên, Mai Huơng và Lê Phong, Đòn hẹn, Gió trăng ngàn, Trại Bồ Tùng Linh ...), góp công lớn làm hấp dẫn, phong phú kho tàng văn học hiện đại nước nhà. Ông cũng là tác giả rất nhiều kịch bản giá trị. Với những bài thơ đầy nghệ thuật và khám phá mới lạ (Cây đàn muôn điệu, Nhớ rừng, Thiên Thai v.v...), ông còn đi tiên phong, hình thành và mở đầu một thời đại cách tân của nền thi ca Việt Nam.

Nguyễn Đức Giới (1919-1950)

Sinh năm Kỷ Mùi, quê Thanh Hóa, bút danh Thôi Hữu,Tân sắc. Học trường Kỹ nghệ Thực hành Huế, sáng tác văn thơ từ năm 1939. Làm thợ điện, tích cực hoạt động trong Đoàn Thanh niên Dân chủ, năm 1943 tham gia các tổ chức cách mạng bí mật ở Hà Nội, năm sau bị bắt, rồi vượt ngục, gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Sau Cách mạng tháng Tám, làm việc ở các báo Sự thật, Thủ đô (của Liên khu I), Vệ quốc quân (của quân đội) và hy sinh ngày 16/12/1950 trên đường đi công tác. Bút pháp mãnh liệt, sinh động mà bình dị, ông là nhà thơ-chiến sĩ tiêu biểu của dòng thơ ca cách mạng, rất được hoan nghênh và cảm phục với các tác phẩm: Lên cấm Sơn, Xe trâu, Lời cô lái đò, Đi tuần, Sau lũy tre xanh...

Hoàng Tích Linh (1919-1990)

Sinh năm Kỷ Mùi, quê Bắc Ninh, nhà soạn kịch, bút danh Hội Vũ. Giỏi văn chương và mê thích nghệ thuật kịch từ nhỏ, năm 1946 vào bộ đội, làm việc tại Đoàn Kịch nói Quân đội kháng chiến. Sau năm 1955, công tác ở Phòng Văn nghệ Quân đội nhân dân, Hội Nhà văn và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Ông là tác giả của hàng chục tác phẩm kịch nói rất giá trị: Anh bộ đội Cụ Hồ, Luyện chắc tay súng, Ánh sáng Hà Nội, Vết sẹo...đặc biệt hai vở Cơm mớiXem mặt vợ từng được hoan nghênh nhiệt liệt, gây tiếng vang nghệ thuật, sáng giá trong làng kịch nước nhà.

Bùi Nguyên Khiết (1943-1979)

Danh nhan van nghe Viet Nam tuoi Mui-hinh-anh-5
 

Sinh năm Quý Mùi, nhà văn, quê Ninh Bình Làm thơ, dạy học, viết báo, tham gia tích cực,sôi nổi nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục. Khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, ông dấn thân vào cuộc ngăn chống xâm lược và anh dũng hy sinh ngày 17/2/1979. ông để lại những tác phẩm đặc sắc với văn phong lạc quan, hồn hậu, yêu tự nhiên: truyện Đi bên một vì sao, các tập truyện Dáng núi, Mùa hoa lan nở, Mưa tuyết.

Nhân Hoài / Sân khấu TP.HCM

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Danh nhân văn nghệ Việt Nam tuổi Mùi