Quần đảo Trường Sa - thuộc chủ quyền Việt Nam - giữa Biển Đông có nhiều hòn đảo chìm, hoặc chỉ vừa chạm mặt nước biển. Nhưng Trung Quốc đang dần biến chúng thành những nơi có thể cư trú một cách phi pháp.

Đảo chìm ở Trường Sa thành đảo nổi trong tay Trung Quốc thế nào?

Một Thế Giới | 04/11/2014, 05:15

Quần đảo Trường Sa - thuộc chủ quyền Việt Nam - giữa Biển Đông có nhiều hòn đảo chìm, hoặc chỉ vừa chạm mặt nước biển. Nhưng Trung Quốc đang dần biến chúng thành những nơi có thể cư trú một cách phi pháp.

Trung Quốc thậm chí còn lập ra các kế hoạch biến các đảo chìm, bán chìm thành những nhà máy xử lý nước, năng lượng nổi trên mặt nước.

Trung Quốc có một vấn đề, đó là các đảo mà họ lấn chiếm không thực sự có con người sinh sống lâu dài. Đó có khi là các vỉa đá ngầm, bãi cạn, đảo san hô. Tuy nhiên, điều này không cản trở tham vọng của Trung Quốc. Họ tìm ra nhiều cách cải tạo, biến chúng thành các hòn đảo mới hoàn toàn, và xây dựng căn cứ quân sự ngay trên đó.

Song để duy trì một căn cứ, Trung Quốc cần có có cách biến các đảo hoang sơ cằn cỗi thành nơi có thể cư trú lâu dài. Và kế hoạch cảng nổi bắt đầu được thực thi. Đưa tin về triển lãm Shiptec China 2014, tuần báo quốc phòng IHS Jane mô tả chi tiết như sau:

"Hiện có hai biến thể đang được xây dựng. Cảng nổi với nền tảng đa năng có thể hỗ trợ làm chỗ cập bến cho tàu 1.000 tấn, các cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa tàu cá, trạm điện, kho trữ nước sạch, khử muối nước biển, trữ nước mưa, kho chứa các trang thiết bị và hậu cần.

Biến thể thứ hai dựa vào tàu bán chìm, có thể tự di chuyển ở khoảng cách gần. Biến thể này có thể được sử dụng cho xây dựng hạng nhẹ, duy trì bảo dưỡng một hòn đảo như nâng cao các bãi cát hay loại bỏ rặng san hô, vỉa đá ngầm. Biến thể này còn có thể là nơi ở tạm thời cho công nhân xây dựng, xử lý nước thải. Cầu nối của nó đủ chịu đựng sức nặng của xe tải 10 tấn".

Với các cảng nổi, đảo nổi kiểu này, Trung Quốc có khả năng biến đổi các đảo nhỏ một cách nhanh chóng, để từ đó bọc lót mạnh mẽ hơn cho yêu sách chủ quyền ở vùng biển tranh chấp.

Biển Đông là một trong những khu vực tranh chấp căng thẳng nhất trên thế giới. Bất chấp một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Bắc Kinh vẫn ra yêu sách bao trùm hầu hết vùng biển, kèm theo đó là hàng loạt hành động nhằm thay đổi hiện trạng, biến Biển Đông thành "ao nhà", độc chiếm những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới cũng như trữ lượng dầu khí giàu có.

L.Q (Theo Gizmodo)


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảo chìm ở Trường Sa thành đảo nổi trong tay Trung Quốc thế nào?