Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam cho biết ngày 15.9 sẽ tổ chức đấu giá lại đối với 11 biển số xe ô tô do phiên đấu giá thứ nhất tạm dừng vì sự cố kỹ thuật.
Bộ Tư pháp đã đăng tải hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Nghị quyết 73/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Ngày 10.1, Bộ Công an đã họp công bố Quyết định thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết nội dung về đấu giá biển số ô tô đã triển khai từ khóa trước với mong muốn sớm trình Quốc hội nhưng do vướng dịch bệnh nên chưa làm được.
Cần kiểm soát chặt quyền lợi biển gắn với xe, tránh tình trạng một người tham gia đấu giá nhiều biển đẹp, rồi mua xe, gắn biển đẹp rồi bán cho người có nhu cầu.
“Với lượng ôtô bán ra năm 2016 là hơn 300.000 xe, trừ đi số xe công thì trong năm 2016 có thể thu gần 5.000 tỉ đồng từ đấu giá biển số xe đẹp”, ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nhấn mạnh.
Thông tin này được bà Nguyễn Thị Mai, Phó cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp bày tỏ tại cuộc họp báo về công tác tư pháp quý 1.2017 do Bộ Tư pháp tổ chức vào sáng 26.4.
Cái khó nhất hiện nay trong việc bán đấu giá biển số đẹp là Việt Nam chưa có khung pháp lý cụ thể đối với vấn đề này; chưa coi biển số là một tài sản, cụ thể là tài sản tư khi nó được gắn liền với tài sản của người dân, doanh nghiệp.
Theo ông Lê Trương Hải Hiếu – Chủ tịch UBND quận 12, biển số xe đẹp cũng là tài nguyên nhưng trước giờ TP.HCM chưa khai thác để thu ngân sách, trong khi số điện thoại đẹp lâu nay các đơn vị, cá nhân đã buôn bán với giá cao.