Có những người luôn khẳng khái nói rằng “Tôi không biết nói dối” mà không quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Dạy con không nói dối có thể làm con mất đi khả năng quan tâm và đồng cảm với người khác

H.V | 24/02/2022, 14:50

Có những người luôn khẳng khái nói rằng “Tôi không biết nói dối” mà không quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Nổi giận với lời nói dối của con

Hẳn là ai trong chúng ta cũng sẽ nổi giận nếu phát hiện con mình nói dối. Tuy nhiên, “khả năng nói dối” cũng là một năng lực của con người. Để có thể nói dối, người ta cần có trí thông minh đủ để phân biệt được đâu là lời nói dối và đâu là sự thật. Ngoài ra, một khi đã biết điều gì đó không phải là sự thật thì cũng cần có khả năng diễn đạt điều đó như thật.

Trẻ con từ sau ba tuổi đã bắt đầu biết nói dối. Ban đầu, trẻ con nói dối không do mục đích gì cả mà chỉ vì trẻ thấy thích thú khi người lớn phản ứng với lời nói dối của mình, hay nói cách khác, trẻ con “nói dối chỉ vì muốn nói dối”. Đó là lời nói dối ngây thơ. Dần dà khi trẻ lớn lên, lời nói dối trở thành lời nói dối có mục đích và thường thì mục đích là “để không bị la” hay “để che giấu một chuyện gì đó”.

quote36thoiquencantranh-2-.jpg

Cha mẹ sẽ cảm thấy sốc hay bị tổn thương khi con nói dối, vì họ luôn mong muốn các con của mình là những đứa trẻ thành thật. Những người luôn tin rằng “trẻ con thì phải ngây thơ” càng không thể chấp nhận được việc con mình nói dối. Khổ nỗi, chính trẻ con lại thường hay nói dối nhất. Trẻ con thường cảm thấy mình ở vị thế yếu hơn so với người lớn nên sẽ hay nói dối để không bị la mắng.

Thật ra, cha mẹ không cần phải phản ứng thái quá hoặc suy nghĩ quá sâu xa, chẳng hạn cho rằng cách nuôi dạy con của mình là sai hoặc cho rằng con mình là kẻ nói dối vì như vậy sẽ làm mất đi sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái. Đối với những hành vi của con như không giữ lời hứa hoặc đổ lỗi việc làm sai của mình cho anh chị em hoặc che giấu, không thành thật thì việc cha mẹ nổi giận với con là điều có thể hiểu.

Việc con nói dối hiển nhiên là không tốt và chúng ta cần dạy con không được nói dối mà phải luôn thành thật. Nếu không, chỉ vì lời nói dối để che giấu của con mà mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ và rối rắm hơn, đến khi cha mẹ biết được thì có thể đã quá muộn và không thể giải quyết.

Cũng có khi cần nói dối

Khi phát hiện con nói dối, chúng ta không nên chỉ nói một cách chung chung như “Con không được nói dối” mà chúng ta nên trao đổi cụ thể, giúp con hiểu tại sao nói dối là không tốt và nói dối gây ra những ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, đứa trẻ lần đầu nói dối sẽ học được những bài học như “Chỉ cần mình luôn nói sự thật thì cha/mẹ sẽ hiểu cho mình”, hay “Vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn nếu mình nói thật ngay từ đầu”.

Ở một phương diện khác, người lớn chúng ta cũng biết có những trường hợp cần phải nói dối. Vậy khi nào thì nói dối là cần thiết? Hãy thử xem xét hai tình huống sau:

Khi đi thăm bệnh một người bạn ở bệnh viện, nhìn thấy bạn ốm hốc hác, chúng ta sẽ nói thật điều đó với người bạn, hay sẽ nói “Nhìn bạn khỏe là mình yên tâm rồi”?

Khi nhận được một món quà sinh nhật không đúng ý thích, chúng ta sẽ thành thật nói điều đó, chẳng hạn như “Mình ghét màu xanh lá cây lắm”, hay sẽ vui vẻ nhận món quà và nói lời cảm ơn?

Trong giao tiếp xã hội, nói dối cũng có khi là một biểu hiện của phép lịch sự hay thể hiện sự quan tâm đến người đối diện. Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp những tình huống đáng suy ngẫm như sau: Khi bạn trách mắng con vì đã nói lời tồi tệ với bạn, con biện minh rằng mình chỉ nói sự thật thôi.

36thoiquencantranhdetretruongthanh-15-.jpg

Có những người luôn khẳng khái nói rằng “Tôi không biết nói dối” mà không quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Chúng ta cần dạy cho con hiểu rằng việc luôn-nói-ra-sự-thật không phải là một phẩm chất đạo đức tối thượng hay là cách cư xử tối ưu trong mọi trường hợp. Đôi khi, vẫn có những giá trị đạo đức quan trọng hơn việc không nói dối. Người không-bao-giờ-nói-dối có thể đang mất đi khả năng quan tâm và đồng cảm với người khác. Quan trọng là chúng ta phải cảm nhận và phân định được khi nào thì nên thành thật, lúc nào có thể sẽ phải cần đến một lời nói dối.

Theo “36 thói quen cần tránh để trẻ thực sự trưởng thành”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy con không nói dối có thể làm con mất đi khả năng quan tâm và đồng cảm với người khác