Người Nhật có lối tư duy độc đáo, luôn đi theo hướng mới lạ, có chút khác biệt nhưng cũng đầy tinh tế và thông minh. Chính vì thế có những món đồ nội thất rất thân quen nhưng người Nhật lại gần như không bao giờ sử dụng trong nhà.

Đây là 6 món nội thất quen thuộc nhưng vì sao người Nhật lại 'chê'

Tri thuc tre | 19/12/2016, 10:13

Người Nhật có lối tư duy độc đáo, luôn đi theo hướng mới lạ, có chút khác biệt nhưng cũng đầy tinh tế và thông minh. Chính vì thế có những món đồ nội thất rất thân quen nhưng người Nhật lại gần như không bao giờ sử dụng trong nhà.

Chỉ cần nhìn vào không gian nào đó, bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra được đó có phải là nơi sống và làm việc của người Nhật hay không. Bởi đơn giản rằng, người Nhật yêu thích những sắc màu giản đơn, bình dị, yêu thích cỏ cây hoa lá, thích sự thoáng đãng, gọn gàng và muốn tạo lập một không gian tràn đầy ánh sáng và gió trời.

Nếu như nhà của người phương Tây thường yêu thích vẻ đẹp trẻ trung của màu sắc, của tiện nghi từ đồ dùng, nội thất, nhà của người châu Á lại có chút sâu lắng, trầm buồn thì nhà của người Nhật lại là sự kết hợp những gì tinh túy nhất của văn hóa châu Á, tiếp nối những tinh hoa của phong cách kiến trúc châu Âu.

Không gian sống của người Nhật luôn là xu hướng được thế giới ưa chuộng.

Cũng không quá ngạc nhiên khi có rất nhiều đồ nội thất được ưa chuộng trong ngôi nhà hiện đại trên khắp thế giới lại hiếm khi được sử dụng ở Nhật. Phong cách kiến trúc Nhật Bản cũng vì thế tạo được nét rất riêng, đẹp tinh tế và hài hòa trong từng góc nhỏ.

1. Rèm cửa

Một điều dễ nhận thấy nhất khi bước vào không gian sống của người Nhật, cả những ngôi nhà truyền thống hay nhà hiện đại, đều hiếm khi thấy sử dụng rèm cửa. Họ có thể sử dụng chất liệu cửa từ mây tre cho nhà truyền thống hay lớp cửa kính ở nhà hiện đại nhưng hiếm khi nhờ cậy đến rèm trong việc điều chỉnh ánh sáng hay làm đẹp không gian.

Người Nhật hiếm khi sử dụng rèm cửa.

Mọi khu vực chức năng trong nhà đều được kết nối hài hòa với thiên nhiên bên ngoài. Cửa luôn rộng mở để đón nắng và gió trời. Rèm cửa dường như trở thành vật trang trí "thừa thải" trong không gian sống của họ.

2. Sofa

Hiện nay, sofa có khá nhiều mẫu mã, đa dạng về màu sắc khiến những ai mua nhà, sắm đồ nội thất cho nhà mới đều cảm thấy khá đau đầu và băn khoăn không biết chọn như thế nào. Sofa đôi khi được coi như linh hồn của phòng khách, là "thước đo" đánh giá sự tinh tế và hiện đại của một căn phòng.

Phòng khách thường được đặt ghế không chân.

Tuy nhiên, điều này lại không hoàn toàn đúng với những ngôi nhà của người Nhật. Phòng khách trong ngôi nhà của người Nhật thường khá giản dị và ấm áp bởi sàn gỗ và ánh sáng tự nhiên ngập tràn. Có chăng chỉ được kê thêm bàn trà trên chiếu ngồi để góc nhỏ chức năng luôn tiện lợi và rộng rãi.

Hoặc sử dụng nệm thay vì chọn sofa.
Không gian tiếp khách đặc trưng của người Nhật.

3. Giấy dán tường

Một đặc điểm dễ nhận thấy trong những ngôi nhà Nhật đó là sử dụng những gam màu gốc tự nhiên như cam, nâu, xám, đen, trắng... Họ ít khi sử dụng những gam màu có sắc độ tươi tắn và rực rỡ như những không gian nhà của người phương Tây. Điều đặc biệt hơn cả đó là rất hiếm khi người Nhật sử dụng giấy dán tường.

Đối với người phương Tây cũng như người châu Á hiện đại, giấy dán tường luôn là một phần quan trọng trong ngôi nhà để mang đến cho không gian nét đẹp mềm mại, đa sắc màu. Người Nhật lại rất ít khi sử dụng giấy dán tường, hạn chế tối đa việc tạo quá nhiều họa tiết trên tường bởi họ muốn không gian sống được thoáng đãng và giản đơn trong mọi góc nhìn.

Hiếm khi người Nhật sử dụng giấy dán tường.
Họ làm đẹp không gian bằng sơn tường.
Sơn tường màu sáng được sử dụng nhiều trong nhà Nhật hiện nay.

4. Đèn chùm

Cũng lấy tiêu chí đơn giản làm yếu tố đầu tiên và tiên quyết trong việc trang trí không gian, những ngôi nhà của người Nhật rất hiếm khi sử dụng đèn chùm. Đèn chùm với nhiều kiểu dáng và đa dạng về chất liệu dễ dàng tạo điểm nhấn lung linh và cuốn hút cho ngôi nhà. Tuy nhiên, người Nhật lại hạn chế tối đa những chi tiết trang trí rườm rà, khiến không gian như chật chội và bức bối hơn. Cũng bởi vì thế, hiếm khi bạn bắt gặp đèn chùm được trang trí, làm điệu cho không gian của người Nhật.

Hiếm khi thấy đèn chùm được sử dụng trong nhà của người Nhật.
Chủ yếu sử dụng đèn góc hoặc đèn trần.
Tạo ánh sáng hài hòa.

5. Giường ngủ

Người Nhật cũng có điểm chung giống người Hàn Quốc, đó là ít khi sử dụng giường ngủ. Với những không gian nhà hiện đại, giường ngủ theo phong cách Zen có thể tạo vẻ đẹp tiện lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, với những không gian sống thông thường, giường ngủ lại là vật dụng hiếm khi được dùng.

Trong không gian nghỉ ngơi của người Nhật chủ yếu là trải chiếu và khi nghỉ ngơi chỉ cần mang chăn ga gối từ trong tủ ra ngoài. Giường thiết kế theo phong cách Nhật thường choán khá nhiều diện tích của không gian nên người Nhật ưu tiên tạo ra các khu vực đa chức năng, vừa ngủ nghỉ vừa làm việc.

Giường ngủ chân thấp
Hoặc nằm trên sàn.

6. Thảm trải sàn

Nếu như mọi người vẫn thường bắt gặp những không gian sang trọng và bắt mắt nhờ việc chọn lựa chất liệu và họa tiết thảm trải sàn. Có nhiều gia đình hiện nay thường chọn thảm cho toàn bộ không gian nhà hoặc một phần diện tích sử dụng chính. Điều này cũng hiếm thấy ở Nhật. Những ngôi nhà Nhật truyền thống thường chọn chiếu Tatami với chất liệu từ tự nhiên thay vì thảm. Ở không gian nhà hiện đại lại chọn lát gỗ tự nhiên để tạo sự ấm áp và gần gũi. Thảm chỉ được chọn khi thực sự thấy cần thiết hoặc muốn thay đổi phong cách, thêm một chút nhấn nhá cho ngôi nhà của họ

Người Nhật sử dụng sàn gỗ ấm áp, thân thiện thay vì dùng thảm trải sàn.
Hoặc sử dụng chiếu Tatami cho những khu vực chính.
Theo Tri Thức Trẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đây là 6 món nội thất quen thuộc nhưng vì sao người Nhật lại 'chê'