“Chi vượt dự toán hơn 26 nghìn tỉ là việc làm kiểu “tiền trảm, hậu tấu”, sai pháp luật. Chi vượt dự toán rồi lại đề nghị Quốc hội đưa vào dự toán và chấp nhận quyết toán là không được. Cần xử lý nghiêm chứ không rút kinh nghiệm mãi được”, ông Ngô Văn Minh nói.

ĐBQH Ngô Văn Minh: ‘Chúng ta rút kinh nghiệm bao nhiêu lần rồi, rút làm gì nữa?’

Trí Lâm | 29/07/2016, 06:10

“Chi vượt dự toán hơn 26 nghìn tỉ là việc làm kiểu “tiền trảm, hậu tấu”, sai pháp luật. Chi vượt dự toán rồi lại đề nghị Quốc hội đưa vào dự toán và chấp nhận quyết toán là không được. Cần xử lý nghiêm chứ không rút kinh nghiệm mãi được”, ông Ngô Văn Minh nói.

Chi vượt dự toán là “tiền trảm, hậu tấu”

Chiều 28.7, là người đầu tiên phát biểu tại phiên thảo luận tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đã hâm nóng nghị trường bằng việc nêu ra một số vô lý trong vấn đề ngân sách khi nhận xét về báo cáo tình hình ngân sách và kiểm toán.

Ông Minh cho rằngThủ tướng đã chỉ đạo phải tiết kiệm, chắt chiu từng đồng thuế của dân, thế nhưng năm nào việc chi tiêu cũng có vấn đề. Ví dụ như năm ngoái định lấy tiền cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để bù vào phần thiếu hụt do giá dầu thô giảm.

"Dù có cố gắng nhưng có vấn đề là tại sao lại cứ phụ thuộc dầu thô thế?", ông Minh hỏi và cho biết năm nay ngành hải quan có giảm nợ đọng nhưng ngành thuế lại tăng, đây là vấn đề cần phải xem lại. "Chúng ta cứ bảo chống thất thu, thu đủ, thu đúng nhưng trên thực tế thì không phải như vậy".

Theo ông Minh, chi luôn không sát thực tế, phải điều chỉnh nhiều lần. Đồng thời, việc chi vượt dự toán hơn 26 nghìn tỉ là việc làm kiểu “tiền trảm, hậu tấu”, sai pháp luật. Chi vượt dự toán rồi lại đề nghịQuốc hộiđưa vào dự toán và chấp nhận quyết toán là không được.

“Tôi nghĩ điều này là không chấp nhận được, cần phải làm rõ trách nhiệm. Năm ngoái cũng như vậy, năm nay cũng như vậy, chúng ta rút kinh nghiệm bao nhiêu lần rồi, rút làm gì nữa?”.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) nêu rằng, vấn đề đặt ra là vì sao tăng thu cao mà bội chi ngân sách nhà nước lại cao hơn so với dự đoán?

Ông Ngân cho biết đã đọc rất kỹ báo cáo của Kiểm toán Nhà nước và báo cáo đã nêu rất nhiều vấn đề tồn tại về kỷ cương ngân sách, trong đó nổi bật có 8 vấn đề:

Đó là lập dự toán thu ngân sách chưa đầy đủ các khoản thu; bố trí ngân sách trung ương vượt tỉ lệ hỗ trợ cho một số dự án không đúng đối tượng; bố trí vốn cho một số dự án chưa đủ điều kiện, sai nội dung nguồn vốn đầu tư; một số cơ quan đưa ra nhiều khoản chi vượt dự toán; địa phương xuất hiện một số nhiệm vụ chi chưa tuân thủ kế hoạch phân bổ của HĐND tỉnh; bố trí dự toán chi thường xuyên cho giáo dục dạy nghề thấp…

“Tôi thấy một điều rất đáng buồn, tại trang 31 dòng 36 trong báo cáo Kiểm toán Nhà nước nêu: “Hầu hết các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương được kiểm toán đều còn tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức”,ông Ngân bày tỏ.

Lãnh đạo bộ đi xe xịn: Tiền ở đâu ra?

Đại biểuNgô Văn Minh cũng bày tỏ ý kiến của mình về việc quản lý xe công. Theo vị đại biểu này, ở Quốc hội,đại biểuchuyên trách thì xe giỏi lắm "1.8", "2.0" còn bộ, ngành thì toàn xe "2.4" và "3.0".

“Tiền ở đâu ra?",ông Minh đặt ra câu hỏi và cho rằng Chính phủ cần phải có biện pháp làm rõ điều đó.

Ông Minh cũng đề nghị "cần phải có trách nhiệm về các dự án chậm tiến độ, mấy năm chậm mấy lần ai chịu trách nhiệm? Kýtúc xá thì không có sinh viên ở, bảo tàng không có người vào, chợ không có người họp, nhà văn hóa không có người đến… tôi đề nghị phải làm rõ những vấn đề này chứ không rút kinh nghiệm chung chung", ông Minh nói.

Theo đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội), tình hình bội chi ngân sách nhà nướcvượt so với Quốc hộiphê chuẩn, nợ công dù được kết luận nằm trong giới hạn nhưng vẫn rất đáng quan ngại. Tốc độ nợ công tăng nhanh và chưa khống chế được.

“Một số doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, gây khó khăn cho việc trả nợ, chưa thực hiện biện pháp giảm thiểu rủi ro về lãi suất, tỷ giá. Một số địa phương vay nhưng không lập kế hoạch vay và trả vốn vay, không bố trí đủ dự toán trả nợ và không có khả năng trả nợ”, ông Tuấn nói.

Như vậy, theo ông Tuấn, tất cả "trăm dâu đổ đầu… Chính phủ” và Chính phủ phải lo toan trả nợ. "Tôi đề nghị Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT hạn chế tình trạng trên",ông Tuấn phát biểu.

Có thể xử lý hình sự

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội)thẳng thắn đề nghị Chính phủ cho kiểm tra, thanh tra những đơn vị bị nêu trong báo cáo kiểm toán, chỉ ra sai phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách. Theo đó giao cho cơ quan công an, thanh tra, cần thiết thì xử lý hình sự. Điều đó thể hiện sự công minh, chứ không thể lúc nào cũng đồng ý với báo cáo kiểm toán.

Theo bà Khánh, trong báo cáo này chỉ ra vấn đề ngân sách khoa học công nghệ phải đảm bảo 2% nhưng lần này chỉ đảm bảo có 1,36%, như vậy là trái với quy định. Cần phải rà soát lại, xử lý về mặt hành chính, nếu tái phạm nhiều lần thì xử lý hình sự chứ không thể dùng nguồn lực cho khoa học - côngnghệ để làm việc khác.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) cũng bày tỏ, cách đánh giá không nhìn thẳng vào sự thật như thế này thì những hạn chế về điều hành ngân sách sẽ vẫn tiếp diễn và còn xấu hơn vào các năm tới.

“Đề nghị Quốc hộivà Chính phủ rà soátnhững hạn chế bất cập cần tháo gỡ. Cần xem xét Luật ngân sách có gì bất cập so với thực tiễn để điều chỉnh”,bà Tâm nhấn mạnh.

Theo ông Trần Hoàng Ngân, tính luật tài chính phải được thực hiện nghiêm minh giữa các địa phương. Trong phát biểu nhậm chức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ: “Chúng ta phải có trách nhiệm đối với từng đồng tiền thuế của dân, phải sử dụng minh bạch hiệu quả vì lợi ích chung của người dân và của toàn xã hội” và ông Ngân cho biếtrất đồng tình với điều này.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBQH Ngô Văn Minh: ‘Chúng ta rút kinh nghiệm bao nhiêu lần rồi, rút làm gì nữa?’