Mùa khô năm 2019 được dự báo diễn biến phức tạp, kéo dài, nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn rất cao tại khu vực ĐBSCL. UBND tỉnh An Giang đang triển khai phương án phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất với diện tích trồng lúa và hoa màu có khả năng bị ảnh hưởng.

ĐBSCL chủ động chống hạn hán và xâm nhập mặn

17/02/2020, 15:00

Mùa khô năm 2019 được dự báo diễn biến phức tạp, kéo dài, nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn rất cao tại khu vực ĐBSCL. UBND tỉnh An Giang đang triển khai phương án phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất với diện tích trồng lúa và hoa màu có khả năng bị ảnh hưởng.

Tại các tỉnh ĐBSCL đã xuất hiện dấu hiệu hạn hán do nắng nóng kéo dài. Các địa phương này cũng đã lên phương án chống hạn - Ảnh: Tô Văn

Chủ động chống hạn, xâm nhập mặn

Tính tới thời điểm này, nhiều khu vực có khả năng thiếu nước phục vụ cho làm lúa, chẳng hạn gần 7.000ha tại 2 huyện Tri Tôn (gồm các xã Châu Lăng, Cô Tô, An Tức, Lê Trì) và Tịnh Biên (gồm các xã An Cư, An Hảo, Nhơn Hưng, Chi Lăng). Dự kiến, thời gian chịu ảnh hưởng trung bình khoảng 2 tháng (từ tháng 4 đến tháng 5).

Trong khi đó, mực nước các sông thấp hơn từ 0,1-0,3 mét so cùng kỳ năm 2018 - Ảnh: Tô Văn

Còn tại Kiên Giang, dự báo độ mặn cao nhất vùng cửa sông tỉnh này khả năng xuất hiện khoảng từ tuần thứ 2 của tháng 4, cho đến tháng 5. Cảnh báo độ mặn sẽ xâm nhập vào vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Kiên Giang - An Giang qua hệ thống kênh nhánh, tại các khu vực chưa có hệ thống cống, đập ngăn mặn. Độ mặn cao nhất ở 2 huyện Tri Tôn và Thoại Sơn có khả năng ở mức cao hơn năm 2018.

Tại các tỉnh ĐBSCL cũng đã xuất hiện dấu hiệu hạn hán do nắng nóng kéo dài. Các địa phương cũng đã lên phương án chống hạn. Đối với khu vực cửa sông ra biển, địa phương cũng đã trù liệu việc triều cường, mặn xâm nhập nội đồng.

Một con kênh tại xã Vĩnh Gia, H.Tri Tôn, tỉnh An Giang sắp trơ đáy, ghe thuyền lưu thông rất khó khăn - Ảnh: Tô Văn

Trong khi đó, cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, từ đầu tháng 4 đến hết tháng 5, nhiệt độ trung bình vùng Tây Nam Bộ cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,5-1 độ C, phổ biến từ 34-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, nhất là ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Trong khi đó, mực nước các sông thấp hơn từ 0,1-0,3 mét so cùng kỳ năm 2018.

Những hiện tượng này đã tác động rất lớn đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trong vùng, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Nâng cấp nạo vét kênh Vĩnh Tế là giải pháp cấp bách

Ngày 17.2, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết đang phối hợp với 4 doanh nghiệp khẩn trương nạo vét kênh Vĩnh Tế từ xã Vĩnh Tế, TP.Châu Đốc đến xã Vĩnh Gia, H.Tri Tôn, với tổng chiều dài gần 42km.

Nâng cấp nạo vét kênh Vĩnh Tế (An Giang) là giải pháp cấp bách - Ảnh: Tô Văn

Theo kế hoạch, thời gian nạo vét kênh Vĩnh Tế bắt đầu từ giữa tháng 2 đến cuối năm 2020. Các đơn vị thi công sẽ nạo vét có cao trình đáy âm 3,5 mét (từ đáy sông xuống), nâng cấp chiều rộng từ 30 mét thành 35 mét. Tổng kinh phí đầu tư nạo vét lần này trên 230 tỉ đồng

Được biết, kênh Vĩnh Tế từng được nạo vét năm 1997 có cao trình đáy âm 3 mét, chiều rộng đáy là 30 mét. Tuy nhiên, có đoạn hơn 2km (khu vực xã Nhơn Hưng, H.Tịnh Biên) quá cạn vì có nhiều bùn đất, đá bàn dưới lòng kênh không đào được dẫn đến ghe, tàu loại lớn lưu thông gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa hạn hán kéo dài như hiện nay. Vì vậy, lần này nạo vét sâu để ghe, thuyền lưu thông thuận tiện hơn.

Kênh Vĩnh Tế sẽ được nâng cấp, nạo vét - Ảnh: Tô Văn

Ông Võ Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Gia, H.Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết chủ trương nâng cấp nạo vét kênh Vĩnh Tế khiến người dân rất phấn khởi. “Do địa bàn An Giang giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, sau khi nâng cấp nạo vét kênh Vĩnh Tế xong thì khả năng thoát lũ tốt hơn, cấp nước tưới tốt hơn và đảm bảo lưu thông luồng tàu tốt hơn trong mùa hạn hán, đồng thời làm giảm độ mặn tại vùng miền rất cao”, ông Tuấn nói.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT: “Xâm nhập mặn ở ĐBSCL sớm hơn, ở mức sâu hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, trong một số thời điểm mặn trên các sông tương đương mùa khô năm 2015-2016”.

Tô Văn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBSCL chủ động chống hạn hán và xâm nhập mặn