Đế chế Ottoman đã gây ảnh hưởng trên toàn bộ khu vực châu Á – Âu – Phi, tạo ra một diện mạo chính trị mới của thế giới kể từ cuối thế kỷ 13 đến thế kỷ 17.

Đế chế Ottoman - Từ không chốn dung thân đến bá chủ thế giới

nguyễn tuyết | 27/08/2020, 08:00

Đế chế Ottoman đã gây ảnh hưởng trên toàn bộ khu vực châu Á – Âu – Phi, tạo ra một diện mạo chính trị mới của thế giới kể từ cuối thế kỷ 13 đến thế kỷ 17.

Đế chế Ottoman theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nghĩa là "Đế chế Ottoman Tối cao" tồn tại suốt 624 năm (1299 – 1923), là một trong những đế chế lớn nhất và tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhân loại. Cũng như các đế chế khác, muốn thành công thì Ottoman đã tuân thủ những giá trị cốt lõi.

Bất kì một đế chế nào, nếu muốn duy trì sự phát triển bền vững cần tạo dựng cho mình không chỉ sức mạnh quân sự mà cần một nền tảng tri thức vững chắc.

Trong khi các đế chế khác nhanh chóng lụi tàn vì không cai quản được một diện tích lãnh thổ quá rộng lớn, đa dạng sắc tộc, văn hóa,… thì Ottoman giữ được sự cường thịnh bền vững trong hàng trăm năm. Ottoman có những biện pháp cai trị đất nước rất hữu hiệu.

Đế chế này học hỏi và hợp nhất chính sách trị dân của hoàng đế La Mã với chính sách trị dân của hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà nước theo chính thểquân chủ chuyên chế, cácSultan(nhà vua) có quyền lực tối cao. Nhưng triều đình cũng tạo ra một thể chế pháp lý millet – khu vực tự trị, các dân tộc và tôn giáo có sự độc lập đáng kể dưới quyền kiểm soát của trung ương. Các thái tử và hoàng thân cũng được chia khu vực để cai trị.

Dưới sự cai trị của các Sultan, nhiềuthư viện, trường họcđã được xây dựng. Các quan viên được huấn luyện bài bản để đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính do lãnh thổ đế quốc càng lúc càng mở rộng. Thanh thiếu niên ở các giáo khu Thiên Chúa giáo, tù binh 10-15 tuổi cũng bắt buộc phải đến trường học. Chương trình học kéo dài 10-12 năm, bao gồm các môn như ngữ văn, văn học, nhạc, pháp luật, thần học, quân sự, toán, triết học Hồi giáo, quản lý học… Những học sinh nào không qua được các kỳ kiểm tra sẽ bị đuổi học ngay.

Để nâng caochất lượng giáo dục, các Sultan cho mời nhiều học giả nổi tiếng trong giới Hồi giáo cũng như tại châu Âu thời đó về giảng dạy. Trường học và các khu thực hành cũng được đầu tư phát triển liên tục. Các Sultan cũng thường xuyên đến các trường học để quan sát và đích thân truyền đạt kiến thức cho học sinh. Chính sách giáo dục triệt để đã nâng cao nhận thức dân tộc, tạo nên một khối sức mạnh thống nhất, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cực thịnh, bền vững của đế chế Ottoman.

Bên cạnh đó,chính sách tự trịnhưng vẫn hợp nhất trong một chính thể quân chủ giúp cho Ottoman có thể dễ dàng cai trị lãnh thổ rộng lớn, mọi nguồn lực quân sự, tài nguyên… vẫn quy về một mối tạo nên sự cường thịnh cho đế chế Ottoman.

Phần lớn người Ottoman theo đạo Hồi giáo, nhưng nhà nước cho phép giáo hội Thiên Chúa, giáo hội Do Thái giáo và giáo hội Hy Lạp được hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật của đế quốc Ottoman. Luật Ottoman cũng chú ý đến việc cải thiện đời sống và địa vị của những rayah (người không theo đạo Hồi). Họ được đối xử tốt hơn so với các đế chế cũ, điều này thu hút nhiều nông nô ở châu Âu sang Ottoman sống để được làm rayah.

Người Thổ đãhợp nhất một loạt các tôn giáo và dân tộcvào đế quốc Ottoman của mình, nên họ có thể giữ cho lãnh thổ gần như luôn hòa bình, ổn định suốt hơn 600 năm.

Nguồn gốc và sự ra đời của đế chế Ottoman được chuyển tải qua bộ phim "Islam Empire of Faith" – một trong những bộ phim thuộc tủ phim Nền Tảng đổi đời do Nhà sáng lập - Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn.

Đế chế Ottoman lúc mới hình thành chỉ là một tiểu vương quốc của một bộ lạc theo đạo Hồi, tồn tại trong giai đoạn liên tiếp diễn ra các cuộc thánh chiến, tranh giành sự ảnh hưởng giữa các tôn giáo. Nhưng dần dần, người Ottoman đã đồng hóa các dân tộc xung quanh, tạo nên một đế chế mới có sức ảnh hưởng mạnh mẽ cho đến ngày nay.

Theo truyền thuyết, một đêm nọOsman I– vị Sultan (nhà vua) đầu tiên của vương quốc Ottoman mơ thấy một vầng trăng lưỡi liềm đi qua bầu trời từ Đông sang Tây chiếu sáng khắp trần gian. Osman I tin rằng đây là điềm lành báo rằng đế quốc do ông tạo dựng sẽ trở thành một đế chế vĩ đại. Những người Ottoman cũng cùng một niềm tin Osman I làngười được lựa chọnvà có đầy năng lực để chinh phục một đế quốc đã được báo trước.

Osman I liền chọn trăng lưỡi liềm làm biểu tượng và quốc kỳ của đế quốc Ottoman, đồng thời phát động những cuộc chinh phạt khắp các châu lục. Người Ottoman với niềm tin vào người được chọn, đã hợp thành một khối thống nhất, cùng một đức tin, cùng một sứ mạng. Họ trở thành đội quân có sức mạnh không thể bị suy suyển, kiên cường và bách chiến bách thắng trong chiến tranh. Chỉ trong 10 năm, tiểu vương quốc Ottoman vừa hình thành đã trở thành bá chủ châu Á, Âu, Phi.

Các đời Sultan của đế chế Ottoman luôn giữsứ mạng thống nhất các quốc gia, dân tộc khác về cùng một tôn giáo. Mục tiêu của các Sultan đa phần là thành trì quan trọng của các tôn giáo khác. Dù gặp nhiều thất bại do sự chênh lệch về lực lượng chiến đấu, nhưng người Ottoman chưa từng bỏ cuộc. Bốn đời Sultan Ottoman dẫn quân đánh quân Ba Tư, hơn 1 thế kỷ đánh chiếm La Mã, là những biểu hiện rõ nét của lòng quyết tâm mở rộng lãnh thổ, đồng thời truyền bá đạo Hồi ra khắp thế giới.

Sự bành trướng của đế chế Ottoman đi liền với quá trìnhđồng hóa các dân tộckhác và sự gia tăng của các tín đồ Hồi giáo. Một số Sultan được xưng tôn là minh chủ tối cao của thế giới Hồi giáo, hoặc Padishah-i-Islam tức "Hoàng đế của Hồi giáo".

Ottoman trở thành đế chế của Đức Tin. Dưới thời Ottoman, đạo Hồi phát triển mạnh mẽ, hệ tư tưởng Hồi Giáo – Arab chi phối và ảnh hưởng lên cả phương Đông lẫn phương Tây. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của đế chế Ottoman lại không phụ thuộc vào sức mạnh quân sự mà nhờ vào chính sách khuyến khích tinh thần yêu thương, bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Tinh thần yêu thương gắn kết dân tộc Ottoman, thu hút các dân tộc khác chấp nhận sáp nhập và trở thành một phần của đế chế Ottoman. Tinh thần yêu thương cũng đã giữ cho Ottoman hòa bình, phát triển bền vững trong hơn 600 năm, bất chấp sự khác biệt văn hóa, sắc tộc, ngôn ngữ, bất chấp cho các đế chế khác đang trên đường suy tàn.

Cho đến nay, trên vùng đất mà Ottoman từng cai trị, nhiều quốc gia vẫn sử dụng vầng trăng lưỡi liềm làm biểu tượng, bởi đức tin duy nhất từ thời khởi sinh đế chế Ottoman đã, đang và sẽ trường tồn.

Từ thế kỷ X, bộ lạc ngườiTây Đột Quyết(Gokturk) vốn sống cuộc đời du mục tại vùng Trung Á, vì không chịu sống dưới ách thống trị của nhà Đường, họ bắt đầu di cư đến lãnh thổ Ba Tư và khu vực Tiểu Á. Lịch sử gắn liền với những cuộc thiên di và xâm chiếm đất đai của các dân tộc khác làm cho dòng máu người Tây Đột Quyết mang nặng tư tưởng bành trướng.

Vào thế kỷ thứ XI, khi đã trở thành một tiểu quốc nhỏ ở tận cùng phía Tây Tiểu Á, những người cầm quyền đã bộc lộ tham vọng muốn vươn lên làm bá chủ vùng Trung Cận Đông, mà trước hết là nhằm vào lãnh thổ La Mã - đế quốc lớn mạnh bậc nhất châu Âu bấy giờ.

Khát vọng mở rộng lãnh thổ này đã dẫn đến mâu thuẫn của Ottoman với đế quốc Byzatine – từng là một thế lực chính trị nổi trội tại khu vực miền Đông Địa Trung Hải. Năm 1071, với chiến thắng lịch sử trước đế quốc Byzatine tại trận Manzikertđã thành lập nênnhà Seljuk ở Tiểu Á.

Dướiquyền bá chủcủanhà Seljuk ở Tiểu Á, một vài bộ tộc người Hồi giáo có nguồn gốc Thổ, Oğuzđã tạo ra một thể chế mà cuối cùng đã trở thành vương quốc Ottoman tại miền tây Tiểu Á. Thủ lĩnh người Kay làErtuğrul Gaziđã nhận vùng đất Seljuk trong cuộc va chạm biên giới nhỏ. Hệ thốngSeljuktạo cơ hội cho sự bảo vệ vương quốc từ bên ngoài và cũng cho phép nó phát triển cấu trúc nội tại của nó. Nhà nước Seljuk cho phép họ xây dựng lực lượng quân sự của mình thông qua sự hợp tác với các dân tộc khác sống tại miền tây Tiểu Á, nhiều trong số đó là những người theo Ki-tô giáo.

Trước sự xâm lăng của ngườiMông Cổvào thế kỷ thứ XIII, triều đại Seljuk sụp đổ và lãnh thổ của họ đã bị phân chia. Các bộ lạc đã tìm kiếm cơ hội để lật đổ những thế lực cuối cùng của người Thổ Seljuk và tiêu bố chủ quyền của họ một cách công khai. Trong số đó, có một bộ tộc Sogut được thành lập dưới sự dẫn dắt của Ertirul định cư tại thung lũng sông Sakaraya.

Năm 1068, hơn 70.000 quân sĩ của Đế quốc La Mã thực hiện cuộc thảo phạt người Thổ Seljuk. Tuy nhiên, 30.000 quân Thổ đã đánh bại hoàn toàn đội quân La Mã và bắt hoàng đế Romanos IV làm tù binh. Sau cuộc chiến, quyền lực của La Mã suy yếu, tiến trình "Đột Quyết hoá" diễn ra nhanh chóng, dòng người Thổ di cư vào Tiểu Á ngày càng đông.

Năm 1243, quân đội Seljuk bị người Mông Cổ đánh bại và dần tan rã, lãnh thổ Seljuk bị phân chia thành nhiều vương quốc.Bộ lạc Kayituyên bố độc lập và thành lập nhà nước Ottoman. Trong khi các bộ lạc khác xảy ra mâu thuẫn nội bộ tranh giành quyền lực, thì Osman - con trai thủ lĩnh bộ lạc Kayi dẫn quân xâm chiếm La Mã với tham vọng hoán đổi vị thế của đế chế hùng mạnh này.

Năm 1281, Osman trở thành người đứng đầu của đế chế Ottoman và đến năm 1299 ông tuyên bố mình là một Sultan – vị vua đầu tiên của vương quốc Ottoman. Trong khi các vương triều khác của người Thổ còn bận tâm với các mâu thuẫn nội bộ, Oman vị vua hùng mạnh đại diện cho giấc mơ của đế chế Ottoman đã mở rộng biên giới về phía Byzatine.

Năm 1326, sau khi Osman mất con trai ông – Orhan lên ngôi và dời đô đến Bursa định hình sự phát triển chính của dân tộc. Với hệ thống cai trị khác biệt với các đế chế khác – tránh sự cai trị theo kiểu quân sự, triều đình tạo ra một hệ thống pháp lý. Trong đó, các dân tộc ít người và hệ thống tôn giáo được độc lập quản lý công việc của mình.

Đến thời vua Murad I, năm 1359 đã mở ra sự thống trị của đế chế Ottoman trên khu vực Địa Trung Hải và Balkan với việc chiếm được Thessaloniki - một thành phố quan trọng củaVeneziabị chiếm năm 1387. Chiến thắng của quân Thổ Nhĩ Kỳ tạitrận Kosovonăm 1389 làm choSerbiamất quyền kiểm soát trên vùng đất này, mở đường cho các cuộc xâm lược châu Âu của sultan.

Trận Nicopolisnăm 1396 được xem là cuộcThập tự chinhcuối cùng của thờiTrung cổ đại bại trước quân Ottoman. Sau khi vị vua Bayezid bị bắt làm cho đất nước rơi vào loạn lạc. Từ năm 1402 đến 1413, nội chiến bùng nổ giữa các con của Bayezit. Cuộc chiến này kết thúc khi vuaMehmed Ilên ngôi và xây dựng lại đất nước, kết thúcthời kì đứt quãng của Đế quốc Ottoman.

Để chuẩn bị kiến tạo nên một dân tộc siêu việt, một quốc gia trung tâm và nhằm trang bị kiến thức nền tảng về binh pháp, khả năng thao lược của một dân tộc dẫn dắt, Nhà sáng lập - Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ với tấm lòng Thiện Lành đã tâm huyết cẩn trọng tuyển chọn cuốn sách “Thập Nhị Binh Thư”, một trong hơn 100 đầu sách quý của Tủ sách Nền tảng Đổi Đời với 12 lĩnh vực căn cốt nhất của toàn nhân loại.

“Thập nhị binh thư”, một bửu văn quy nạp những tinh hoa trong thuật dụng binh tự cổ chí kim, tựa như tôn chỉ để khải sanh những mãnh tướng kiêu hùng chốn sa trường. Binh thư Tôn Vũ chép rằng, “Binh vô thường thế, thủy vô thường hình, năng nhân địch biến hóa nhi thủ thắng giả, vị chi thần” – Quân binh cũng như nước, không hình không dạng cố định; nếu như có thể tùy theo tình hình biến hóa của địch mà biến đổi theo đó để giành thắng lợi, thì đó là “dụng binh như thần”.

Ở giai đoạn nào của lịch sử các Sultan của đế chế Ottoman đã sớm bộc lộ tham vọng lớn và ra sức mở rộng đất đai mà trước hết là thu phục các nhà nước suy yếu bằng đội quân tinh nhuệ Janissary được huấn luyện trở thành chiến binh khi còn rất nhỏ, có lòng trung thành tuyệt đối và rất hiệu quả trên chiến trường. Ottoman trước hết là nhằm vào lãnh thổ của đế quốc đang suy yếu nhưng vẫn là đế quốc lớn mạnh bậc nhất châu Âu bấy giờ - Byzantine.

Trước tham vọng của Ottoman, ngườiByzantinehết sức lo sợ. Các hoàng đế Byzantine tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của quốc gia, kéo dài quyền cai trị của họ. Như điều tất yếu của sự vận động và phát triển, cuộc chiến thay thế đế chế suy tàn bởi đế chế mới nổi là việc không thể tránh khỏi. Vị thế của họ bị thay đổi và để duy trì sự tồn tại, đế chế này chấp nhận trở thành nước chư hầu của Ottoman. Tuy nhiên họ vẫn ngấm ngầm tìm kiếm sự giúp đỡ từ Giáo Hoàng La Mã và các nước chống lại Ottoman.

Người Ottoman thực hiện chiến lược"gặm nhấm" từng phần lãnh thổ La Mã. Trong vòng 10 năm, Ottoman thôn tính các quốc gia vùng Tiểu Á, Trung Á, Trung Đông, Nam Âu, rồi thay thế vị thế của La Mã ở vùng Balkan. Năm 1453, Ottoman phát động cuộc chiến tranh lớn đánh thẳng vào kinh đô Constantinople của La Mã. Sau những cuộc giao chiến khốc liệt, quân Ottoman cuối cùng cũng chiếm được Constantinople, hoàn thành quá trình đổi ngôi đế chế với La Mã, mở ra một kỷ nguyên phát triển thịnh vượng của đế chế Ottoman.

Lãnh thổ của đế chế Ottoman xuyên qua 3 châu lục Á, Âu, Phi với diện tích hơn 5,5 triệu km2. Trong thế kỷ 16 Ottoman là một thực thể chính trị mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Selim I là người có công sáp nhập Trung Đông và Ottoman vào năm 1514 trong trận chiến Taidizan. Đến năm, 1517 đội quân Ottoman bắt đầu chinh phục Ai Cập. Suleiman I là vị vua có công tái xây dựng hệ thống pháp luật nhà Ottoman, ông là người làm nên sự tột đỉnh vinh quang của nền quân sự, chính trị và kinh tế của Đế chế Ottoman. Năm 1526 chinh phục được Hungary và nhiều vùng đất ở Trung Âu.

Từ năm 1568 đến 1878, đế chế Ottoman của người Thổ đã tiến hành 12 cuộc chiến tranh với đế quốc Nga, nhằm mở rộng lãnh thổ về phíabiển Đenvà khu vựcCaucasus. Trong các cuộc chiến này, Nga giành chiến thắng 8 lần, còn người Thổchỉ chiến thắng 4 lần. Để tăng thêm sức mạnh, Ottoman cần có Pháp, Anh nhảy vào can thiệp vì mâu thuẫn trong việc phân chia quyền lực ở vùng đất của người Thổ. Đế chế Ottoman phát động cuộc chiến với Nga ở bờ biển Đen, sau nàyleo thang thànhThế chiến I.

Đến thế kỷ 19, Đế chế Ottoman suy yếu thực sự khi lãnh thổ ngày càng bị thu hẹp, kinh tế sụt giảm và bắt đầu gia tăng sự phụ thuộc vào phần còn lại của châu Âu. Các cuộc chiến tranh Balkan (Balkan Wars) trong hai năm 1912 và 1913 đã khiến Đế chế Ottoman hao tổn rất lớn về lãnh thổ và dân số.

Giữa thế kỷ 19, Đế chế Ottoman đã thực hiện một cuộc cải cách nhằm hiện đại hóa đất nước, cố gắng lấy lại một phần sức mạnh đã mất, nhưng nỗ lực này phần lớn không thành công.

Khi Thế chiến thứ I (1914-1918) nổ ra, Đế chế Ottoman đã gia nhập mộtliên minh bí mật với Đức. Cuộc chiến sau đó là thảm họa bởisự sụp đổ của Đế chế Ottoman là hậu quả trực tiếp từ Thế chiến I. Hơn hai phần ba quân đội Ottoman bỏ mạng trong Thế chiến I và có tới 3 triệu dân thường thiệt mạng.

Đế chế Ottoman luôn được biết đến là một trong những đế chế lớn nhất và mạnh nhất lịch sử nhân loại.Nhưng điều duy nhất mà đế chế này không làm được là cạnh tranh quyền lực với đế quốc Nga. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của đế chế Ottoman đã không duy trì được những giá trị cốt lõi - luôn đắm chìm trong tình trạng chiến tranh, tranh giành quyền lực giữa các sultan, khi những nô lệ vẫn phải lao động, tham gia quân ngũ để phục vụ cho nhà nước. Kinh tế không có nền tảng bền vững, phụ thuộc vào cống phẩm từ những khu vực giàu có của các nước xâm lược.

Tương tự như đế chế khác, sự suy vong của Ottoman nằm ở hệ giá trị đang dần xuống dốc - khi mà khát vọng lớn xuất phát từ sự sợ hãi và cùng với tham vọng củng cố quyền lực và mở rộng lãnh thổ; tuy có học hỏi, sáng tạo nhưng thiên lệch, thiếu sự minh triết toàn diện cho thế hệ kế thừa; có đoàn kết nhưng được hình thành từ sự vị kỷ, lòng tham của cá nhân đã khiến đế chế Ottoman bá chủ thế giới nhanh chóng lụi tàn.

Sau hơn 600 năm tồn tại, Đế chế Ottoman vẫn được nhớ đến nhờ sở hữu quân đội hùng mạnh, đa dạng sắc tộc, nền nghệ thuật tinh tế cùng những công trình kiến trúc tuyệt tác có ảnh hưởng nhất định đến Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung.

(Đón đọc kỳ sau: Tinh thần chiến binh tạo nên đế chế Nguyên Mông hùng mạnh).
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
3 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đế chế Ottoman - Từ không chốn dung thân đến bá chủ thế giới