Qua “Để đời không bốc hỏa”, bác sĩ Đông Đồng đã khẳng định rằng “hỏa” là sinh lực để duy trì cuộc sống, vì thế không nên bốc hỏa, bởi bốc hỏa là tiêu hao sức sống.
Văn hóa

‘Để đời không bốc hỏa’: Minh triết Đông y qua khái niệm ‘hỏa’

Tiểu Vũ 17:01 02/10/2024

Qua “Để đời không bốc hỏa”, bác sĩ Đông Đồng đã khẳng định rằng “hỏa” là sinh lực để duy trì cuộc sống, vì thế không nên bốc hỏa, bởi bốc hỏa là tiêu hao sức sống.

Tác giả Đông Đồng tốt nghiệp Khoa Đông y, Đại học Y - Dược Đông y Bắc Kinh. Bà từng làm việc tại Sở nghiên cứu Lý luận Cơ sở thuộc Viện Khoa học Đông y Trung Quốc. Tại đất nước tỷ dân, bà là chuyên gia rất được yêu thích và tin tưởng, nhiều lần xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia cũng như tham gia thành lập tạp chí học thuật Y học Cơ sở Đông y Trung Quốc.

tac-gia-bac-si-dong-dong.-anh-china-morning-post.png
Tác giả - Bác sĩ Đông Đồng - Ảnh: NXB cung cấp

Khi mới ra mắt, Để đời không bốc hỏa là tác phẩm về bảo vệ sức khỏe bán chạy nhất ở đất nước này, với hơn 100.000 bản "tẩu tán" chỉ sau 2 tháng phát hành. Đài truyền hình Bắc Kinh cũng đã trích dẫn nhiều phần từ tác phẩm này và được các phương tiện truyền thông lớn ở Trung Quốc đại lục đưa tin hàng loạt.

Trong tác phẩm này, tác giả đã chứng minh "hỏa" là sinh lực duy trì sự sống, tuy nhiên nếu hỏa lực không bình thường, thì nó sẽ lại là thủ phạm gây tiêu hao sinh lực, hay còn được gọi dưới tên “bốc hỏa”. Từ đó bà đã giới thiệu lối sống không bốc hỏa, cũng như ôn hòa với hỏa lực bình thường, hướng đến giữ gìn và cải thiện sức khỏe, bởi việc giữ hỏa và hạ hỏa một cách chừng mực vừa đủ chính là phương thức điều trị cao minh của người thầy thuốc.

Bằng các nguyên nhân gây ra biến động về yếu tố này trong cơ thể người từ tiến hóa, ăn uống, suy nghĩ cũng như tác động bên ngoài, Để đời không bốc hỏa đã cho ta thấy ảnh hưởng của nó đến nhiều cơ quan nội tạng, từ đó gây ra rất nhiều bệnh trạng, từ nhẹ như nổi mụn, mất ngủ, tiểu đêm, táo bón, lão hóa sớm… cho đến nghiêm trọng hơn như loét dạ dày, chàm, đột quỵ… thậm chí là ung thư.

bia-sach-de-doi-khong-boc-hoa.-anh-huy-hoang.png
"Để đời không bốc hỏa" bản tiếng Việt do Huy Hoàng Books và NXB Thanh Niên ấn hành 10.2024

Kết nối với các khái niệm khác trong Đông y, tác giả cũng đề cập đến tâm hỏa, can hỏa, vị hỏa, phế hỏa, hư hỏa. Trong từng chương, tác giả đã cho thấy tác động của việc bốc hỏa đến cơ thể người, qua đó cung cấp những khuyến nghị đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện để mỗi độc giả có thể tự mình cải thiện sức khỏe.

Tuy mang theo nhiều kiến thức chuyên ngành, nhưng tác phẩm được viết một cách rõ ràng, rành mạch với việc cung cấp nhiều dẫn chứng, bệnh sử, câu chuyện từ cổ chí kim mang đến sự quen thuộc. Đông Đồng lý giải rất nhiều vấn đề, từ những bệnh trạng mà gia đình mình đang mắc phải cho đến câu chuyện của những người nổi tiếng, từ nhà thơ Đỗ Phủ, Tư Mã Tương Như… cho đến minh tinh Mai Diễm Phương… nhờ đó độc giả dễ dàng theo dõi và hình dung.

Không dừng ở việc điều trị về mặt thể chất, tác giả cũng chứng minh rằng ảnh hưởng của tinh thần cũng có tác động rất lớn đến việc bốc hỏa, từ đó đưa ra rất nhiều bí quyết trừ hỏa mà không cần uống thuốc, như việc hạn chế kích động bằng nhập tĩnh, khi đó tâm trạng thư thái, con người cũng sẽ không thấy khó chịu.

Ngoài ra, phương pháp thực dưỡng cũng được giới thiệu với hơn 50 bài thuốc Đông y để hạ hỏa, 20 huyệt đạo hiệu quả nhất để thanh lọc cơ thể và 20 lời khuyên để làm đẹp và giảm cân từ việc phòng tránh hạ hỏa…

Với nhiều ngộ nhận về Đông y, bà cũng kết hợp với các khái niệm Tây y tương ứng để làm nổi bật tính vượt trội của việc nhìn nhận bệnh trạng dưới sự bốc hỏa. Và như triết gia vĩ đại Hippocrates nhận định: "Bản năng của bệnh nhân là thầy thuốc của bệnh nhân, còn thầy thuốc chỉ là người hỗ trợ bản năng mà thôi", Để đời không bốc hỏa sẽ mang đến những kiến thức và kiến giải thú vị để độc giả có một cuộc sống thật sự chất lượng.

Nhận xét về cuốn sách này, Tiến sĩ Trần Vương Tuyền, Cựu chủ tịch Hiệp hội các nhà y học cổ truyền Trung Quốc nhận định Để đời không bốc hỏa đã "trình bày một cách chi tiết các quy tắc, phương pháp chữa bệnh của các danh y ngày xưa, kết hợp nhiều trường hợp mà các bác sĩ đương thời đang phải đối mặt, đồng thời dùng “bàn xưa, nói chuyện hiện tại” đã giúp người đọc dễ hiểu và dễ áp dụng".

Tiến sĩ Tiêu Sinh Dương, Bác sĩ y khoa lâm sàng tại Trường Đại học Y Bắc Kinh cũng cho rằng đây là một tác phẩm "không thể thiếu dành cho tất cả mọi người và nên được giới thiệu rộng rãi đến tất cả những độc giả muốn khỏe mạnh về thể chất và tinh thần".

Bài liên quan
Tiến sĩ Phạm Toàn từ Mỹ về Việt Nam ra mắt sách tâm lý, tâm thần
Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Toàn từ Mỹ về Việt Nam và có buổi trò chuyện với bạn đọc tại TP.HCM về nội dung ba tập sách “Tâm bệnh học”, “Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5”, “Tâm lý học trẻ em” được xuất bản tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Thiên tai ngày càng khốc liệt, ứng phó với biến đổi khí hậu cần nhanh hơn nữa
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng cho rằng biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, gây hậu quả khốc liệt. Do đó, ứng phó biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn nữa, trong đó có việc thực hiện cam kết về giảm phát thải.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Để đời không bốc hỏa’: Minh triết Đông y qua khái niệm ‘hỏa’