Theo anh Đào Việt Tùng - giám khảo cuộc thi Hackathon STEM IOT 2016, để kêu gọi vốn hay sự đầu tư từ các tổ chức và các quỹ thành công, các bạn trẻ cần phải có ý tưởng táo bạo, mang tính sáng tạo cao và quan trọng nhất vẫn phải đề cao tính ứng dụng và chi phí thấp.

Để kêu gọi vốn thành công, giới trẻ cần những ý tưởng táo bạo

Thu Anh | 27/06/2016, 13:00

Theo anh Đào Việt Tùng - giám khảo cuộc thi Hackathon STEM IOT 2016, để kêu gọi vốn hay sự đầu tư từ các tổ chức và các quỹ thành công, các bạn trẻ cần phải có ý tưởng táo bạo, mang tính sáng tạo cao và quan trọng nhất vẫn phải đề cao tính ứng dụng và chi phí thấp.

Sau cuộc thi Hackathon STEM IOT - cuộc thi khoa học với chủ đề “Hành tinh thông minh” dành cho học sinh từ 11 đến 18 tuổi yêu thích công nghệ, say mê sáng tạo lập trình đang sống và học tập trên địa bàn Hà Nội, PV báo điện tử Một Thế Giới đã có buổi trao đổi cùng anh Đào Việt Tùng - giám khảo trẻ nhất xoay quanh cuộc thi cũng như sự đánh giá về sản phẩm của các bạn trẻ.

Anh đánh giá như thế nào về ý nghĩa của cuộc thi cũng như những ý tưởng và tính ứng dụng của các sản phẩm mà các bạn học sinh tạo ra?

- Anh Đào Việt Tùng: Dù đây là lần đầu tiên tổ chức nhưng cuộc thi đã tạo được sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh thỏa sức sáng tạo, thể hiện niềm đam mê khoa học. Về quy mô, cuộc thi này chưa thể sánh được với những cuộc thi khoa học quốc tế, tuy nhiên đây có thể coi như một mô hình thử nghiệm cho các em nhỏ tại nhiều trường có thể thực hiện được dự án khoa học của chính mình. Đây chính là cơ hội tốt,sự động viên cho các em nhỏ tiếp tục trên con đường thực hiện những dự án khoa học nhằm phục vụ lâu dài hơn, cải thiện hơn trong đời sống hàng ngày.

Nói về những ý tưởng của các em nhỏ thì bản thân tôi cảm thấy rất bất ngờ bởi đa số các em mới chỉ ở độ tuổi từ lớp 6 đến lớp 8 nhưngđã có rất nhiều ý tưởng hay, độc đáo, có tính ứng dụng thiết thực trong chính đời sống. Điển hình như các bạn nhỏ đã tự biết làm hệ thống mạch điện, tự lập trình cho mô hình của mình… Tôi thực sự là rất bất ngờ về tính ứng dụng của cácsản phẩm.

Cho dù những dự án này vẫncần phải phát triển, nâng cấp nhiều hơn nữa nhưng với độ tuổi này các em đã làm rất tốt và chúng ta có quyền hyvọng vào một thế hệ tương lai cho khoa học nước nhà.

Được biết anh là một du học sinh và được tiếp cận với nền khoa học tiên tiến. Theo anh, ngành khoa học của Việt Nam đang cóbước phát triển như thế nào và những cuộc thi như thế này sẽ có tác động ra sao đến sự phát triển của nền khoa học nước nhà?

- Hiện tại ở Việt Nam có những trường quốc tế đang rất quan tâm và đầu tư những thiết bị khoa học tiên tiến nhất phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của học sinh, giúp các em có thể thí nghiệm ngay tại trường. Nhưng nhìn chung, các trường học của chúng ta vẫn đang rơi vào tình trạng thiếu thiết bị chuyên ngành để học sinh có thể tham gia nghiên cứu khoa học; đồng thời các bạn nhỏ vẫn đang bị chi phối bởi nhiều thứ mà thiếu tập trung cho khoa học.

Nếu chúng ta có nhiều hơn những cuộc thi như thế này thì đây là cơ hội tốt giúp các em có thể phát huy hết khả năng nghiên cứu khoa học của mình, giúp các em có thêm cơ hội khẳng định bản thân, rèn luyện kỹnăng thuyết trình trước đám đông. Đâycũnglà cơ hội để các nhà đầu tư có thể tìm được những mô hình thiết thực để đầu tư vào nó.

Đào Việt Tùng - Giám khảo trẻ nhất cuộc thiHackathon STEM IOT

Với những mô hình sáng chế khoa học nói chung thường gặp bất lợi nhất trong giai đoạn gọi vốn. Là một người trẻ đi trước trong lĩnh vực này, anh có chia sẻ nào để giúp các bạn học sinhkêu gọi vốn thành công và giúp sản phẩm tiếp cận thị trường nhanh hơn?

- Việc kêu gọi vốn chính là một thử thách lớn đối với rất nhiều người làm nghiên cứu khoa học nói chung. Theo bản thân tôi, các công ty về khoa học của Việt Nam cũng như các công ty khoa học quốc tế cũng nên xem xét, giúp đỡ cho các em nhỏ trong việc đầu tư kinh phí để tạo tiền đề nhằm giúp các bạn nhỏ có thể thực hiện được những đề tài nghiên cứu khoa học bổ ích, mangtính thiết thực vớicuộc sống đời thường.

Tuy nhiên, để kêu gọi vốn hay sự đầu tư từ các tổ chức và các quỹ thành công, các bạn trẻ cần phải có ý tưởng táo bạo, mang tính sáng tạo cao và quan trọng nhất vẫn phải đề cao tính ứng dụng và chi phí thấp. Có những ý tưởng rất tốt nhưng nếu chi phí đắt quá thì những công ty muốn đầu tư cũng có phần e ngại.

Trong tương lai, theo anh chúng ta cần làm gì để giúp cho các bạn trẻ đam mê khoa học có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này?

- Tôi nghĩ rằng nhữngcuộc thi như thếnày cần được nhân rộng hơn nữa để giúp cho các em nhỏ đam mê khoa học được biết đến và có cơ hội giao lưu, học hỏi nhiều hơn. Đồng thời, chúng ta cũng cần đầu tư nhiều hơn các trang thiết bị học tập, nghiên cứu tại các trường học nhằm giúp các em có môi trường học tập, nghiên cứu khoa học đầy đủ nhất đểphát huy hết khả năng sáng tạo của các em.

Xin cảm ơn anh!

Một số sản phẩm của các bạn học sinh trong cuộc thi:

Sản phẩm "Đèn ngủ mây"

Mô hình "Nhà thông minh" đạt giải Ba trong cuộc thi

Mô hình "Rèm tự động" của hai chàng trai Hoàng Hải - Thế Tôn đã giành được giải Nhất tại cuộc thi năm nay

Nguyễn Hoàng Dương tự tin thuyết trình trước BGK về sản phẩm của mình

Thu Anh (thực hiện)
Bài liên quan
Trường ĐH Nam Cần Thơ khánh thành Viện Khoa học sức khỏe DNC 750 tỉ đồng
Ngày 18.1, Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC) tổ chức lễ khánh thành Viện Khoa học sức khỏe DNC và kỷ niệm 12 năm thành lập trường (25.1.2013 – 25.1.2025).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để kêu gọi vốn thành công, giới trẻ cần những ý tưởng táo bạo