“Phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quyền anh quyền tôi, phải công khai minh bạch. Nếu không thì rất khó phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.

Để môi trường làm ăn thông thoáng thì phải bỏ ‘quyền anh quyền tôi’

Trí Lâm | 31/08/2016, 06:13

“Phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quyền anh quyền tôi, phải công khai minh bạch. Nếu không thì rất khó phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.

Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 30.8, hai dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh và dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Chính phủ đưa ra bàn thảo, mổ xẻ.

Nhiều ý kiến trái chiều

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, dự kiến sửa đổi 12 luật: Đầu tư, Kinh doanh, Đất đai, Xây dựng, Bảo vệ môi trường, Quản lý thuế, Quảng cáo, Nhà ở, Khoáng sản, Điện ảnh, Đấu thầu, Quy hoạch đô thị.

Dự án luật lần này đề cập đến việc bãi bỏ 50 ngành nghề kinh doanh có điều kiện; tăng cường hơn nữa trong ưu đãi đầu tư khi Nhà nước sẽ bảo đảm không hồi tố những thay đổi trong trường hợp ảnh hưởng bất lợi đến nhà đầu tư so với quy định trước đó.

Với Luật Nhà ở, sẽ bãi bỏ điều 171 về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở, để thống nhất với Luật Đầu tư; thống nhất việc đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện theo Luật Doanh nghiệp.

Hiện nay, theo quy định tại điều 3 Luật Doanh nghiệp thì việc thành lập doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm không thực hiện theo thủ tục tại Luật Doanh nghiệp mà phải thực hiện thủ tục xin phép tại cơ quan quản lý chuyên ngành.

Theo Bộ KH-ĐT, hiện có 2 loại ý kiến về vấn đề này. Loại thứ nhất cho rằng quy định như điều 3 hiện nay chưa thật sự bảo đảm tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của Hiến phápbởi lẽ cơ quan quản lý chuyên ngành có thể xem xét cho hoặc không cho phép thành lập doanh nghiệp. Loại ý kiến thứ hai cho rằng nếu sửa đổi điều 3 Luật Doanh nghiệp sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp trong các lĩnh vực đặc thù.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với các ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng việc loại bỏ, bổ sung các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Phảihết sức thận trọng trong việc sửa đổi điều 3 về đăng ký doanh nghiệp, với mục tiêu vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ KH-ĐT trao đổi kỹ lưỡng với các bộ, các hiệp hội doanh nghiệp để đi tới thống nhất.“Phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quyền anhquyền tôi, phải công khai minh bạch. Nếu không thì rất khó phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Không đủ khả năng hỗ trợ hết DN nhỏ và vừa

Về dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ KH-ĐT đưa ra 4 vấn đề để xin ý kiến Chính phủ. Trong đó, đáng chú ý là quy định về tỷlệ tín dụng, tỉ lệ mua sắm công và tỷlệ diện tích đất công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông cho biết các quy định này chỉ mang tính chất khuyến khích, không mang tính bắt buộc. Cụ thể, nếu ngân hàng nào dành từ 30% vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, khu công nghiệp nào dành trên 30% đất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuêthì sẽ được Nhà nước hỗ trợ. Nhà nước cũng khuyến khích các cơ quan nhà nước dành tối thiểu 20% ngân sách hoặc 30% số lượng hợp đồng hằng năm để mua sắm sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các ý kiến đều cho rằng dự án luật là hết sức cần thiết, nhưng nhiều ý kiến đề nghị xây dựng dự án luật theo hướng tập trung hỗ trợ một số đối tượng, thay vì dàn trải sẽ khó khả thi. Đồng thời, việc hỗ trợ phải bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đềucho rằng cần hỗ trợ để 5,6 triệu hộ kinh doanh cá thể hiện nay mạnh dạn thành lập doanh nghiệp. “Nên chăng chỉ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ này?”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặt vấn đề.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã triển khai, những nội dung phù hợp, hiệu quả thì đưa vào dự án luật, khắc phục được những hạn chế như tình trạng hỗ trợ dàn trải, phân tán. Cùng với đó, bổ sung quy định hỗ trợ các hộ kinh doanh đăng ký thành lập doanh nghiệp; có quy định hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và đầu tư mạo hiểm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định lại việc xây dựng dự án luật rất cần thiết, nhưng cần bảo đảm một số yêu cầu, đó là hỗ trợ đúng luật, tuân thủ quy luật thị trường, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng.

Thủ tướng nhấn mạnhnếu dự án luật hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện có số lượng rất lớn, chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, thì sẽ không đủ khả năng. Do đó, cần giải quyết những việc thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung vào một số loại hình doanh nghiệp như trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khoa học công nghệ, sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp…

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để môi trường làm ăn thông thoáng thì phải bỏ ‘quyền anh quyền tôi’