Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa có công văn số 1094/UBKT14 (ngày 15.8.2018) gửi Bộ Giao thông vận tải về việc xử lý kiến nghị của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (sở hữu taxi Vinasun).

Đề nghị xem xét lại hợp đồng điện tử vận tải ô tô theo Nghị định 86

18/08/2018, 12:02

Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa có công văn số 1094/UBKT14 (ngày 15.8.2018) gửi Bộ Giao thông vận tải về việc xử lý kiến nghị của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (sở hữu taxi Vinasun).

Kẹt xe đang gia tăng khủng khiếp tại TP.HCM có nguyên nhân do lượng ô tô dưới 9 chỗ hoạt động theo dạng hợp đồng điện tử bùng phát - Ảnh: An Huy

Trong công văn số 1094/UBKT14, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Nghị định và các chính sách liên quan đến hợp đồng điện tử sau các kiến nghị của Vinasun về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, đồng thời có văn bản trả lời các kiến nghị của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho biết vừa qua đã nhận được 2 văn bản của Công ty Ánh Dương Việt Nam gồm: văn bản số 448/CV-VNS ngày 6.8 về việc kiến nghị góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; văn bản số 133-CV/ĐU ngày 26.7 về việc kiến nghị xem xét kiểm tra đánh giá đề án thí điểm Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7.1 và sửa đổi Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về xe hợp đồng điện tử theo văn bản số 7919/BGTVT-VT ngày 20.7 của Bộ GTVT trả lời kiến nghị của Công ty Ánh Dương Việt Nam.

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, ngày 25.1.2018, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã chủ trì tổ chức làm việc với Hiệp hội Taxi TP.HCM, lãnh đạo Bộ GTVT, đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Công thương … về các kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM liên quan đến chính sách giữa hai loại xe taxi và xe hợp đồng điện tử (Grab, Uber). Sau buổi làm việc, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có văn bản báo cáo Chủ tịch Quốc hội và các cơ quan hữu quan.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Nghị định và các chính sách liên quan đến hợp đồng điện tử hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.

Theo các doanh nghiệp taxi, ngày 31.7, khi dự thảo Nghị định 86/NĐ-CP (lần 4) của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải ô tô được Bộ GTVT gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng, tuy có một số thay đổi điều chỉnh nhưng những quy định về xe hợp đồng điện tử, thời hạn áp dụng... đang tạo ra sự hoang mang, lo lắng trong các doanh nghiệp và xã hội vì gần như là sự hợp pháp hóa cho hoạt động của taxi Grab từ trước tới giờ. Đặc biệt, điều đó trong bối cảnh Grab thâu tóm Uber ở Việt Nam, tập trung kinh tế, thống lĩnh thị trường và gần như độc quyền trong lĩnh vực này.

Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam đã có văn bản trình Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị xem xét về một số điều khoản của Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải ô tô. Theo đó, Vinasun đề nghị bỏ quy định về xe vận tải hợp đồng điện tử, xác định rõ bản chất dịch vụ Grab là vận tải taxi bởi theo Quyết định 24, Grab, Uber chỉ là đơn vị trung gian kết nối đơn vị vận tải (HTX, doanh nghiệp vận tải) với người thuê vận tải. Đơn vị vận tải và người thuê vận tải ký kết hợp đồng với nhau. Grab, Uber là đơn vị trực tiếp giao dịch với khách hàng nhưng không nhận trách nhiệm về an toàn chuyến đi, đẩy trách nhiệm cho hợp tác xã vận tải. Hợp tác xã vận tải không có quản lý tài xế, không điều hành phần mềm nên không thể chịu trách nhiệm về an toàn cho hành khách.

Theo các doanh nghiệp taxi, hợp pháp hóa vận tải hợp đồng điện tử là tạo điều kiện cho Grab củng cố vị thế độc quyền, lũng đoạn thị trường, chèn ép tài xế, tiêu diệt các doanh nghiệp taxi, sau đó sẽ quay sang kiếm lợi của hành khách. Điểm mấu chốt là tại sao vận tải hợp đồng điện tử hoàn toàn không tồn tại, cũng không có ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới thì lại được nâng tầm thành một loại hình vận tải chủ chốt ở Việt Nam.

A.Huy

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề nghị xem xét lại hợp đồng điện tử vận tải ô tô theo Nghị định 86