Đề tài Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống hoặc người cho chết não do Thiếu tướng, GS.TS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y (HVQY) chủ nhiệm đã nghiệm thu sớm hơn kế hoạch gần một năm, được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tổ chức chiều ngày 27.12 đánh giá xếp loại xuất sắc.

Đề tài ghép phổi từ người cho sống được đánh giá cao

Thu Anh | 28/12/2018, 17:11

Đề tài Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống hoặc người cho chết não do Thiếu tướng, GS.TS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y (HVQY) chủ nhiệm đã nghiệm thu sớm hơn kế hoạch gần một năm, được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tổ chức chiều ngày 27.12 đánh giá xếp loại xuất sắc.

Theo thông tin từ Bộ KH-CN, đề tài Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống hoặc người cho chết não, mã số KC.10.10/16-20 thuộc chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng(KC.10/16-20) do Thiếu tướng, GS.TS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y (HVQY) làm chủ nhiệm được thực hiện trong 3 năm, từ tháng 10.2016 đến tháng 9.2019, với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 13,1 tỉ đồng. Đề tài nghiệm thu sớm hơn kế hoạch gần mộtnăm.

Kết quả chính của đề tài là tuyển chọn được mộtbệnh nhân nhận và haingười sống cho thùy phổi,thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên tại Việt Nam; xây dựng và hoàn thiện các quy trình: gây mê trong ghép thùy phổi từ người cho sống; kỹ thuật lấy, rửa, bảo quản phổi từ người cho sống; kỹ thuật ghép thùy phổi từ người cho sống; điều trị, chăm sóc sau ghép phổi.

Trước đó, ngày 21.2.2017, các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 - HVQY đã phối hợp với chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi cho cháu Ly Chương Bình, 7 tuổi, quê ở xã Bát Đại Sơn (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Người cho phổi là bố và bác ruột của cháu Ly Chương Bình.

Cháu bé được chẩn đoán giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa 2 phổi, đã biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn, suy dinh dưỡng độ III, có chỉ định tuyệt đối để ghép phổi. Cháu được cắt bỏ toàn bộ 2 lá phổi, sau đó lấy 1 thùy phổi từ bố và 1 thùy từ bác ruột để ghép cho cháu. Đến nay, sau gần 2 năm phẫu thuật, sức khỏe của cháu đã ổn định, có thể sinh hoạt, học tập bình thường. Thành công đó đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử ghép tạng của Việt Nam – ca ghép phổi đầu tiên thành công.

Theo các chuyên gia, ghép tạng chỉ có 6 tạng: thận, gan, tim, tụy, phổi và ruột. Tính đến nay, Việt Nam đã ghép thành công 5 tạng gồm thận, gan, tim, ghép khối tụy – thận và bây giờ là ghép phổi, còn ruột thì chưa tiến hành.HVQY là đơn vị đầu tiên thực hiện các ca ghép đó.

Điều đặc biệt làtất cả các thành công ghép tạng đó đều là sản phẩm khoa học của các đề tài, chương trình KH-CN trọng điểm cấp Nhà nước do Bộ KH-CN trực tiếp quản lý. Thành công về ghép tạng là minh chứng rõ nét khẳng định hiệu quả đầu tư cho KH-CN của nhà nước.

Nhiều ý kiến cho rằng, HVQY nên nghiên cứu, xem xét để đề xuất thực hiện các ca ghép tạng mà Việt Nam chưa làm được, ví dụ như ghép ruột. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật phức tạp, cần có thời gian nghiên cứuđầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề tài ghép phổi từ người cho sống được đánh giá cao