Họp phiên toàn thể tại hội trường ngày 7.6, Quốc hội đã nghe tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.

Đề xuất giao chỉ tiêu giám sát để các đại biểu quốc hội năng nổ hơn

Trí Lâm | 07/06/2018, 17:38

Họp phiên toàn thể tại hội trường ngày 7.6, Quốc hội đã nghe tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.

Cần giám sát thực hiện chuyên đề trẻ em

Đối với việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề trong chương trình giám sát năm 2019, Ủyban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 2 trong 4 nội dung là: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2011-2018; việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giai đoạn 2014-2018.

Cùng với đó là việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2011-2018; việc thực hiện chính sách, pháp luật về lập, quản lý, sử dụng các loại quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2018.

Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) góp ýcó những vấn đề dù bước đầu mới chỉ tác động đến một bộ phận dân số nhưng hậu quả để lại rất đáng lo ngại và không hề nhỏ. Theo đó, Quốc hội cần phải giám sát đặc biệt như tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em.

Bà Thảo chia sẻ, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã hứa trước Quốc hội sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường biện pháp chống xâm hại trẻ em ngay trong tháng 6 này. “Nhưng tôi băn khoăn rằng, khi kết thúc hội nghị, vấn đề này lại lắng xuống, vấn đề này liệu có lắng xuống hay không và sự quan tâm bảo vệ dành cho các em có còn được đúng mức, đúng với tính chất quan trọng của nó được hay không?”.

Đại biểu Thảokhẳng định cần trao cho trẻ em môi trường an toàn để phát triển toàn diện, giúp đất nước cùng phát triển, “nếu không kịp thời bảo vệ, tạo điều kiện chăm sóc tốt nhất cho trẻ em là chúng ta đã tước đi quyền cống hiến trọn vẹn cho đất nước của các em khi đến tuổi trưởng thành”.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nóinên tập trung vào 2 chuyên đề đang rất nóng, rất bức xúc hiện nay là chính sách pháp luật về dân tộc thiểu số và miền núi và quản lý, sử đụng đất đai đô thị.

Ông Nhưỡng cho rằng khu vực miền núi đang chịu đựng rất nhiều khó khăn, thiên tai luôn rình rập, gây thiệt hại vô cùng to lớn cả về người và của, nhưng chưa có chính sách căn cơ.“Hiện nay chưa thể chế hóa được đường lối của Đảng, chưa cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp bằng một đạo luật để có căn cứ điều chỉnh trực tiếp và cao nhất về chính sách dân tộc và miền núi. Về mặt hình thức, chúng ta còn đang thiếu sót về vấn đề này. Tôi đề nghị phải thực hiện ngay cuộc giám sát này vào năm 2019”.

Đồng tình với ông Nhưỡng, đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) cho haydân tộc thiểu số nước ta với hơn 13,6 triệu người, chiếm trên 14% dân số cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc cao gấp 3 lần mức bình quân chung của cả nước, tức là chiếm khoảng 70% tổng số hộ nghèo của cả nước hiện nay. Còn nhiều thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia, số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất còn cao; trên 80.000 hộ thiếu đất ở, 221.000 hộ thiếu đất sản xuất.

Qua đó, rất cần Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Giám sát chính sách pháp luật về PCCC

Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) đề nghị Quốc hội giám sát thêm chuyên đề thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2011-2018, vì cùng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội những năm qua đã xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và quy mô.

“Việc đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, xuất hiện ngày càng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất; việc sử dụng các nguồn năng lượng như xăng dầu, khí đốt, điện tăng mạnh kèm theo quá trình đô thị hóa nhiều khu chung cư, nhà cao tầng được xây dựng. Thời tiết biến đổi khó lường… khiến tình hình cháy nổ có chiều hướng gia tăng thiệt hại nhiều về người và tài sản của nhà nước và nhân dân”, bà Phương nói.

Tuy nhiên, đại biểu này cho rằng việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháychữa cháy còn nhiều hạn chế như công tác quản lý nhà nước về phòngchống cháy nổ có hiện tượng buông lỏng, thiếu chặt chẽ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa nghiêm túc….

Giao chỉ tiêu giám sát cho đại biểu quốc hội

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành nghị quyết về việc giao chỉ tiêu giám sát cho các đại biểu quốc hội để nâng cao vai trò và vị trí của đại biểu quốc hội; đồng thời để thực hiện trách nhiệm của đại biểu quốc hội được quy định tại Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội.

“Tôi thấy trong những năm qua đây là vấn đề chúng ta còn bỏ ngỏ. Chính vì thế đại biểu nào tự giác thì thực hiện, còn đại biểu không tự giác thì không thực hiện. Như thế có nghĩa là chúng ta chưa thực hiện được hết trách nhiệm của một đại biểu quốc hội trước nhân dân. Hôm nay tôi thiết tha đề nghị Quốc hộinghiên cứu để ban hành một nghị quyết về vấn đề này”, ông Nhưỡng đề xuất.

Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằngđại biểu quốc hội ngoài việc thảo luận trên hội trường để tham gia xây dựng luật, các hoạt động giám sát cũng rất rộng, mà các đại biểu quốc hội đều đã thực hiện.

Ví dụ như vấn đề tiếp xúc cử tri cũng là một hoạt động giám sát, rồi chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường và chất vấn, trả lời chất vấn; đi nắm tình hình các vụ khiếu kiện và những vấn đề mà cử tri bức xúc thì cũng là hoạt động giám sát.

“Nếu xây dựng nghị quyết yêu cầu một đại biểu lên chương trình lịch thì có lẽ là cũng thực sự khó khăn, bởi vì không có bộ máy, có một mình thôi. Một đoàn có 6 người chia đi 6 nơi để thực hiện nghị quyết giám sát của một cá nhân thì chắc là cũng khó khăn. Vấn đề này ta sẽ tiếp tục nghiên cứu”, ông Tỵ nói.

Theo đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh), việc thực hiện kiến nghị của các đoàn giám sát, sau giám sát thì vẫn còn có nơi, có chỗ, có cấp tổ chức chưa quan tâm, do vậy có thể là giám sát xong thì các nội dung vấn đề cũng dừng lại tại đó.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật sau giám sát rất chậm, ví vụ như những vấn đề bất cập trong thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm, hay thể chế hóa những văn bản quy phạm pháp luật; rất nhiều kiến nghị của cử tri được giải quyết, được trả lời bằng các văn bản nhưng nội dung còn rất chung chung…

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất giao chỉ tiêu giám sát để các đại biểu quốc hội năng nổ hơn