Giữ nguyên quan điểm ủng hộ tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu nhưng Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, đề xuất nâng khung thuế với mặt hàng xăng lên 8.000 đồng/lít của Bộ Tài chính là cao, Hiệp hội kiến nghị chỉ nên tăng tối đa 5.000 đồng/lít.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) mới đây tiếp tục có văn bản gửi Bộ Tài chính để trìnhý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
Tại lần đưa ra quan điểm này, Hiệp hội tiếp tục bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án tăng thuế bảo vệ môi trườngvới xăng dầu (thuế môi trường xăng dầu) của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, VINPA cho rằng khung thuế dự kiến như trong tờ trình của Bộ Tài chính quá cao: mức tối đa 8.000 đồng/lít với xăng RON92bằng 93,18% giá nhập khẩu và điều nàykhông phù hợp.
Ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch VINPA cho hay nếu thuế môi trường xăng dầuthu ở mức cao nhất là 8.000 đồng/ lít, 4.000 đồng/lít dầu diezel thì mỗi năm ngân sách nhà nước sẽ thu được hơn 100.000 tỉ đồng, tương đương 5 tỉ USD.
Do đó, Hiệp hội kiến nghị nâng thuế môi trườngxăng dầu từ 3.000 đồng/lít lên tối đa 5.000 đồng/lít; dầu diesel nâng từ 1.500 đồng/lít lên tối đa 3.000 đồng/lít; nhiên liệu bay từ 3.000 đồng/lít lên 5.000 đồng/lít và dầu madut từ 900 đồng/kg lên tối đa 3.000 đồng/kg.
Đối với xăng dầu sinh học, VINPA đồng tình với Bộ Tài chính chọn phương án: Nếu tỉ lệ phối trộn nhiên liệu là 5%, mức thuế môi trường bằng 80% mức thuế của xăng thường và dầu diesel tương ứng; nếu tỷ lệ phối trộn nhiên liệu là 10%, mức thuế môi trường sẽ bằng 70% xăng thường và dầu diesel tương ứng.
Ông Phan Thế Ruệ cho trằng mức tăngnhư kiến nghị của Hiệp hội là phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng và người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết.
Trước đó, trao đổi với báo giới bên lề Hội thảo "Thị trường xăng dầu Việt Nam và vấn đề thể chế" ngày 16.5 về vấn đề tăng khung thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít, ông Phan Thế Ruệ đã bày tỏ quan điểm ủng hộ mạnh mẽ về việc tăng thuế môi trường với xăng dầu.
Ngoài lý donâng thuế để cân đối ngân sách, ông Ruệ còn đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm công dân đối với việc nộp thuế môi trường xăng dầu.
"Với vấn đề xăng dầu, hiện nay cần phải quan tâm đến 3 nhóm lợi ích gồm: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, lợi ích Nhà nước là rất quan trọng. Khoản thu thuế bảo vệ môi trườnglà một trong những nguồn để phát triển đất nước. Là công dân, ai cũng hiểu trách nhiệm này", ông nói.
Phát biểu của ông Ruệ đã làm dấy lên nhiềuý kiến trái chiều từ phía dư luận, trong đó có nhiều ý kiến cho rằngviệc tăng thuế môi trường với xăng dầulà "bóc lột sức dân", là tận thu sức dân để bù trừ vào những khoản thu chi không minh bạch.Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay và giai đoạn hội nhập sâu rộng sắp tới, việc nâng thuế môi trường xăng dầusẽ tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng đề xuất tăng thuế môi trường với xăng dầu cần được nhìn nhận và xem xét kỹ càng, không nên tăng quá cao vì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế. Điều này còn đặc biệt ảnh hưởng tới lạm phát và "túi tiền" của người dân.