Theo nhiều người dân miền Tây, trái dư đang bày bán chưng Tết, không những xuất hiện ở bàn thờ cúng vào giỗ cúng, ngày rằm mà còn đang là loại trái rất “hot”, vì ý nghĩa từ cái tên của nó mang lại. Nhưng ít ai biết đây là loại trái rất độc và nguy hiểm!

Đem cả trái cực độc về nhà… chưng Tết

Hồ Hùng | 08/02/2018, 15:13

Theo nhiều người dân miền Tây, trái dư đang bày bán chưng Tết, không những xuất hiện ở bàn thờ cúng vào giỗ cúng, ngày rằm mà còn đang là loại trái rất “hot”, vì ý nghĩa từ cái tên của nó mang lại. Nhưng ít ai biết đây là loại trái rất độc và nguy hiểm!

Bày bán trái dư chưng Tết!

Khoảng từ 6 năm nay, trái dư (còn có tên cà đầu bò,cà vú) đã thâm nhập thị trường hoa quả chưng ngày tết ở miền Nam. Đây là loại trái cây đẹp rất bắt mắt, hình thù độc lạ và điều đặc biệt “ăn khách” chính là cái tên tự người bán đặt ra: “Dư” là thừa thãi, dồi dào, mang lại nhiều ý nghĩa khi chưng tết.

Trái dư dài khoảng 8 cm, vàng bóng loáng, phình rộng ở gốc và có 5 u to đều (các u lồi gần phần cuống), 5 phần “thịt dư” này rất quan trọng nó thể hiện sự dư giả tròn đầy, sung túc. Được biếttrái dư được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, sau đó được các thương lái thu mua đưa đi khắp mọi miền đất nước.

Theo quan niệm người dân Việt trong ngày Tết cổ truyền thường chưng 1 mâm ngũ quả gồm 5 loại để cầu mong cho gia đình giàu có, khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc. Còn nếu cầu kỳ hơn thì tất cả tên hoa quả trong mâm ngũquả phải đầy ý nghĩa như “Cầu (mãng cầu), vừa (dừa), đủ (đu đủ), xài (xoài)”. Nhưng nay lại có thêm trái dư mang ý nghĩa nhiều hơn, tượng trưng cho sự dư giả.

“Trái dư đâu còn xa lạ với dân mình nữa. Vào các dịp lễ tết hay ngày rằm gì ở nhà tôi cũng kiếm mua trái dư về chưng cả. Có trái dư vào là mâm cúng nhà mình thêm hương vị mới, cái gì cũng dư giả cả. Bởi thế, giờ ở đây ai có chút đất trống cũng trồng trái dư bán kiếm tiền”, bà Năm (ở xã Phú Hữu, H.Châu Thành, Hậu Giang), mộthộ trồng trái dư cho biết.

Hiện trái dư bán rẻ nhất cũng 3.000 đồng/trái

“Cây này rất dễ trồng, khỏi cần mua gốc về chỉ cần mình ương quả nó lại rồi lấy hạt nhét xuống đất là được. Trồng khoảng 6 tháng là có thể cho ra loạt trái đầu tiên, quả nó to cứng, chưng được lâu và việc vận chuyển cũng khá dễ dàng vì quả cứng cáp ít chịu tác động, nó cũng không thâm đen…”, anh Mạnh Sư (xã Phú Hữu, H.Châu Thành, tỉnh Hậu Giang)chia sẻ.

Cũng theo bà Năm và anh Mạnh Sư, tỉnh Hậu Giang là nơi có rất nhiều hộ dân trồng dư. Chỉ cách đây chừng 10 năm câydư chỉ làloại cây dại, còn bây giờ đã được người ta trồng với diện tích lớn. Thời điểm “hot” của trái dư chính là dịp Tết âm lịch. Thời gian đó, thương lái hầu như rà soát hết các tỉnh có trồng dư để mua với giá cao.

Mộttrái dư to tròn, vàng bóng loáng có đủ 5 nu thì sẽ được trả với giá từ 3.000 - 5.000 đồng. Còn khi người dân tận dụng cả thân cây bỏ vào chậu kiểng chưng thì chúng có giá 500.000 đồng đến vài triệu mỗi cây.

Thứ trái nguy hiểm

Đa phần người dân trồng dư chỉ biết được là quả này không được ăn, chỉ chưng cho đẹp. Một số người dân trong xã Phú Hữu cho biếtdù đã nghe nhiều người truyền miệng nhau trái dư không ăn được vì có độc tính rất mạnh, nhưng do cây dễ trồng, dễ thích nghi, dễ kiếm tiền và không mấtnhiều công sức nên người người đua nhau trồng dư mà bán ngày tết.

Dược sĩ Nguyễn Đức Châu, Trưởng nhóm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Aftercare cho biết: Trái dư còn được gọi là cà vú có tên khoa học là Solanum mammosum thuộc họ cà độc dược. Trái có hình thù như một núm vú to dài khoảng 8cm, có màu vàng bóng loáng, đặc biệt gần phần cuống có các phần thịt dư to nhỏ khác nhau.

Những hình ảnh về trái dư sung túc được người dân chưng, tạo kiểng - Ảnh: Thanh Ngọc

Tuy nhiên, trái này rất độc nó chứa các chất solanine, scopolamine với nồng độ cao nên độc tính rất cao, trong đó nó còn chứa các chất như atropine và hyoscyamine gây ảo giác và liệt cơ.

“Trái dư có chất độc gây mê ở liều thấp nhưng nếu ăn từ vài trái trở lên thì độc tính của nó làm ta hôn mê sâu dễ dẫn đến tử vong. Người dân cần lưu ý nhiều hơn không nên chưng hay sử dụng loại trái này làm mục đích nào khác có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc”, ông Châu nói. Ông lo nhất là trẻ nhỏ thấy trái có màu vàng đẹp, dễ táy máy lấy ăn.

Trước đó, bé L.Y.N. (18 tháng tuổi, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) bị ngộ độc bởi lá cây môn trường sinh, mộtloài cây hay được người miền Tây Nam Bộ chưng, cúng, trồng trong nhà. Mẹ bé kểgia đình có trồng hàng cây môn trường sinh trước sân, trong lúc bé N. đùa giỡn bên ngoài không ai chú ý tới nên bé đã hái lá bỏ vào miệng nhai, rồi bé khóc ré lên, miệng chảy đầy nước miếng.

Người nhà nhanh chóng đưa bé vào bệnh viện tỉnh thì các bác sĩ cho biết bé N. bị ngộ độc lá cây môn trường sinh làm toàn bộ niêm mạc môi, miệng bị phồng rộp, chảy nước miếng gây đau rát dữ dội khiến bé không ăn uống được gì.

Cây môn trường sinh rất phù hợp được trồng trong các chậu to lớn để trang trí, hình dáng rất đẹp tạo nên sự trang trọng trong văn phòng hoặc nhà riêng. Tuy nhiên, nhựa của loài này có chứa tinh thể calcium oxalate làm ngứa da, nóng rát trong miệng, họng gây sưng to và ngạt thở. Nhưng nếu ngộ độc nhiều quá, calcium oxalate sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa, khó thở và có thể dẫn đến co giật, hôn mê…

“Tôi cũng nghe ông bà mình thường gọi là cà độc dược (tên gọi lâu nay của trái dư) rất độc không được ăn. Nhưng vì thương lái cần, bà con mình thiếu hiểu biết mà trồng hàng loạt như vậy để kiếm tiền. Tuy biết bà con mình không có ý gì, chỉ trồng để phục vụ trái cây chưng Tết, nhưng rất nguy hiểm khi mình chưng mâm ngũ quả với loại trái độc dược thế này trên bàn thờ.Lỡ may bọn con nít không biết ăn phải thì làm sao? Mấy đứa con nít cứ là lạ, màu mè là nó thích lắm. Mình đâu có ở bên cạnh bọn trẻ con từng phút để nhắc nhở đó là loại trái rất độc không được ăn”, mộtngười dân ở TP.Cần Thơ phân tích.

Và điều cần lưu ý, cái tên dư mới được… một số thương lái tự đặt ra trong vài năm gần đây, nhằm tạo tâm lý phấn khích, khiến nhiều người háo hức mua về chưng Tết. Trước đây, người dân chỉ gọi đấy là cà độc dược. Do đó, cần cẩn thận với loại trái này, bởi ý nghĩa thì “tự phong”, còn nguy hiểm thì sờ sờ ra đó!

Thanh Ngọc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đem cả trái cực độc về nhà… chưng Tết