TAND TP.HCM hôm nay sẽ đưa vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn ra xét xử.

Hôm nay, TAND TP.HCM xét xử đại án Huyền Như

Hồ Đông | 08/02/2018, 06:15

TAND TP.HCM hôm nay sẽ đưa vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn ra xét xử.

Ngày 8.2, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như (40 tuổi, nguyên phó phòng Quản lý rủi ro VietinBank - Chi nhánh TP.HCM) và Võ Anh Tuấn (46 tuổi, nguyên cán bộ văn phòng VietinBank Chi nhánh TP.HCM) chính thức diễn ra. Theo dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 12.2 (tức 27 tết).

Những người tiến hành tố tụng gồm: chủ tọa Thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt, Thẩm phán Nguyễn Tuấn Anh; đại diện VKSND TP.HCM thừa ủy quyền của VKSD Tối cao tham gia phiên tòa là bà Nguyễn Ngọc Lê và Hà Thị Bích Thu - Kiểm sát viên.

Ngoài 5 nguyên đơn dân sự gồm Công tyCổ phần Chứng khoán Saigonbank - Berjaya, Công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Yên, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại An Lộc, Tòa cũng triệu tập đại diện VietinBank cùng 16 cá nhân khác tham gia tố tụng tại phiên tòa với tư cách bên có nghĩa vụ quyền lợi liên quan.

Trước đó, TAND TP.HCM lên lịch xét xử vào ngày 2.1 nhưng hoãn xử và trả hồ sơ để làm rõ thêm một vấn đề về tố tụng và tội danh.

Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn (46 tuổi, nguyên cán bộ Văn phòng Vietinbank CN TP.HCM) bị truy tố tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phiên sơ thẩm ngày 27.1.2014, TAND TP.HCM đã tuyên án tù chung thân đối với Huỳnh Thị Huyền Như về 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Sau bản án sơ thẩm, ngày 7.1.2015, tại bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao (nay là TAND Cấp cao) tại TP.HCM tuyên phạt tù chung thân Huỳnh Thị Huyền Như. Bản án phúc thẩm nhận định hành vi chiếm đoạt số tiền trên 1.085 tỷ đồng của công ty (Cty) Cổ phần Chứng khoán Saigonbank-Berjaya, Cty Cổ phần Đầu tư Hưng Yên, Cty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, Cty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, Cty Cổ phần Đầu tư Thương mại An Lộc là có dấu hiệu của tội “Tham ô tài sản" nên đã hủy phần này để điều tra xét xử lại.

Theo điều tra bổ sung, từ năm 2007, Huyền Như đã vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản tại nhiều tỉnh, thành.

Từ năm 2007, Huyền Như kinh doanh bất động sản và có vay hơn 200 tỉ đồng từ nhiều nguồn khác nhau với lãi suất cao. Từ tháng 3.2010 đến tháng 9.2011, để cótiền trả nợ vay do kinh doanh thua lỗ, Như lấy danh nghĩa kiểm sát viên, quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, chi nhánh TP.HCM, Vietinbank để huy động tiền gửi, kể cả việc trực tiếp thỏa thuận với nhiều cá nhân, tổ chức với hứa hẹn mứclãi suất cao vượt trần trái quy định của Nhà nước.

Cụ thể, Như gặp đại diện của 5 công ty gồm: công ty TMCP Đầu tư Hưng Yên (công ty Hưng Yên); công ty CP ĐT và TM An Lộc (công ty An Lộc), tổng công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu (công ty Bảo hiểm Toàn Cầu); công ty CP Chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS) và công ty Chứng khoán Phương Đông (công ty Phương Đông) thỏa thuận nhận tiền gửi của các đơn vị này, hứa trả lãi suất ưu đãi vượt lãi suất trần của Nhà nước quy định (14%/năm).

Để các đơn vị yên tâm gửi tiền, khi thỏa thuận, Như hứa hẹn trả cho người môi giới, đại diện của các công ty tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới (lãi suất theo quy định của Vietinbank trả, còn tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, tiền hoa hồng, môi giới do Như trả bằng tiền cá nhân).

Khi các đơn vị này chuyển tiền, Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống, trực tiếp thao tác chuyển tiền từ các tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân cho mình.

Bằng thủ đoạn nêu trên, trong khoảng thời gian từ tháng 5.2011 đến 9.2011, Như đã chiếm đoạt tổng cộng 1.085 tỉ đồng của 5 công ty nêu trên. Trong đó, công ty Hưng Yên bị Như chiếm đoạt 200 tỉđồng; chiếm đoạt của công ty An Lộc 170 tỉ đồng; 380 tỉ đồng của công ty Phương Đông; hơn 124 tỉ đồng của công ty Bảo hiểm Toàn cầu và gần 210 tỉ đồng của công ty SBBS.

Liên quan đến giai đoạn 2 của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, có 10 bị cáo khác nguyên là cán bộ ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) cũng “nhúng chàm” do có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,nhưng được tách ra ở một vụ án mới.

Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
9 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hôm nay, TAND TP.HCM xét xử đại án Huyền Như