Mặc những bộ đồ da thuộc thủ công, những thợ săn Kazakh ở Mông Cổ nuôi dạy giống đại bàng vàng để làm trợ thủ đắc lực cho việc săn bắt các loại thú nhỏ như cáo, thỏ, sóc từ hàng ngàn năm qua.

Đi săn bằng đại bàng trên thảo nguyên Mông Cổ

16/05/2020, 11:03

Mặc những bộ đồ da thuộc thủ công, những thợ săn Kazakh ở Mông Cổ nuôi dạy giống đại bàng vàng để làm trợ thủ đắc lực cho việc săn bắt các loại thú nhỏ như cáo, thỏ, sóc từ hàng ngàn năm qua.

Cằn cỗi, đẹp và giàu có về văn hoá đó chính là những từ ngữ miêu tả về vùng đồng quê Mông Cổ. Với mùa đông xuống đến –9 độ C chỉ có những con người với trái tim quả cảm mới có thể trải qua được chuỗi ngày lạnh giá ở miền Tây quốc gia này dưới chân rặng núi Altai. Nơi đây cũng là vùng đất mà những người Kazakh bản địa đang duy trì hoạt động đi săn cùng giống đại bàng vàng (Golden Eagle) có lịch sử từ 6000 năm trước.

Theo truyền thống này, những cuộc đi săn được tổ chức để đảm bảo tích trữ đủ lương thực qua mùa đông khắc nghiệt, ngày nay, việc lưu giữ di sản phi vật thể đã trở thành ưu tiên hàng đầu khi mà cuộc sống hiện đại đang ngày một phổ biến.

Mỗi mùa thu, khi thời tiết dịu hơn, những du khách mê khám phá sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những thợ săn và đại bàng vàng tại Lễ hội đại bàng vàng ở tỉnh Bayan- Ölgii. Đây là dịp hiếm hoi để tận mắt trải ngiệm mối quan hệ thân tín giữa con người và một trong những loài chim mạnh mẽ nhất trên hành tinh.

Bức ảnh khắc hoạ khoảnh khắc người thợ săn hay còn gọi là burkitshi đang trò chuyện với chú đại bàng. Trong quá trình luyện tập cùng nhau, đại bàng được cho ăn bằng tay, được dạy tin tưởng chủ nhân và giữ mồi sau khi bắt được. Mặc dù là một phần của gia đình thợ săn, nhiều đại bàng sau này thường được trả về lại tự nhiên và có thể không bao giờ quay trở lại gần gũi với con người

Một burkitshi (thợ săn) tạo dáng một cách tự hào bên chú đại bàng của mình trong căn lều truyền thống (gọi là ger) của người Kazakh. Những tấm thảm Kazakh nhiều màu sắc vừa để trang trí và cách nhiệt cho chiếc lều tròn vốn rất dễ tháo và dựng mỗi khi họ di cư.

Khả năng cưỡi ngựa cũng là phần quan trọng trong truyền thống văn hoá của người Mông Cổ và tất nhiên là với cả cộng đồng người Kazakh. Người du mục không chỉ dùng ngựa để chở hàng mà còn trong việc đi săn hay ra trận. Một thợ săn thành công chỉ có thể được công nhận khi có thể điều khiển thuần thục cả ngựa và đại bàng.

Trong chuyến đi săn, burkitshi sẽ đi ngựa lên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xung quanh và thả đại bàng sau khi đã thấy bóng dáng của cáo, thỏ rừng hay các loài thú nhỏ khác. Chú đại bàng sẽ sà xuống với tốc độ cao, dùng móng vuốt nhọt sắc của mình kẹp chặt con mồi và chờ đến khi các thợ săn hạ sơn đón nhận thành quả.

Vào tháng 9 hàng năm, tỉnh Bayan-Ölgii ở miền tây Mông Cổ thường diễn ra lễ hội đại bàng vàng dưới chân rặng núi Altai. Thợ săn từ nhiều nơi cưỡi ngựa qua quãng đường dài, qua nhiều ngọn núi, dòng sông và dốc cao để tham gia vào lễ hội sôi động này.

Nhiều hoạt động được tổ chức để những thợ săn thể hiện kỹ năng mà họ đã rèn luyện cùng đại bàng. Khán giả thì hào hứng và trầm trồ mỗi khi những cánh chim lao vun vút từ đỉnh núi xuống thung lũng bên dưới và tóm gọn chú thỏ mồi. Đại bàng sau đó phải trở về với chủ nhân và giữ chặt chiến lợi phẩm trong thời gian quy định. Năm 2019 đã có khoảng 100 thí sinh tranh tài nhưng chỉ 1/3 số đại bàng có thể hoàn thành thử thách thành công cho thấy mức độ khó trong việc huấn luyện những “anh cả của bầu trời”.

Đại bàng vàng có sải cánh lên đến 2m và nặng đến 6-7kg. Đại bàng cái được sử dụng rất nhiều để săn mồi vì có cơ thể lớn và sức mạnh so với những con đực.

Truyền thống huấn luyện và thi thấu trong lễ hội vốn chỉ dành cho đàn ông nhưng đã bắt đầu xuất hiện các bóng hồng những năm gần đây. Trong ảnh là nữ thợ săn vào mùa tranh tài năm 2019. Cho đến nay, cô bé gái 10 tuổi là thí sinh nhỏ nhất từng tham gia thi đấu.

Đại bàng được nghỉ ngơi trên lưng ngựa giữa các vòng thi đấu. Trong văn hoá của người Kazakh, đại bàng không chỉ là vật nuôi mà còn là người bạn, tri kỉ và là niềm tự hào của các thợ săn.

3 thợ săn Isken, Anarbek, and Urken đang trên đường về nhà sau lễ hội. Trước mắt họ là chặng đường dài nhưng không mệt mỏi bởi đồng hành cùng họ là những chú đại bàng thân thiết.

Lễ hội Đại bàng vàng không chỉ là cơ hội để mọi người cùng tề tựu, tham gia vào các nghi lễ, giao lưu văn hoá mà nó cũng là nơi nuôi dưỡng tinh thần huấn luyện đại bàng đi săn, tạo nên niềm cảm hứng và đam mê để duy trì một trong những nét sinh hoạt, lối sống độc đáo của người Kazakh ở miền tây Mông Cổ.

Do miền đồng quê Mông Cổ có rất ít đường và bảng chỉ dẫn, du khách được khuyên chọn các công ty du lịch bản địa như Nomadic Tours Asia để có thể an tâm trải nghiệm những ngày sống cùng người Kazakh và theo đại bàng của họ đi săn.

An Nam (Ảnh: Kari Kozak Dahlstrom/Fodors)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đi săn bằng đại bàng trên thảo nguyên Mông Cổ