Chu du khắp địa cầu, bạn sẽ tìm thấy những nền văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục khác nhau và tất nhiên là không thể thiếu hàng ngàn lễ hội gắn liền với từng vùng đất và con người. Sau đây là 9 lễ hội nguy hiểm nhất thế giới mà trang du lịch Fodors tổng kết.

9 lễ hội nguy hiểm nhất hành tinh nhưng đến giờ vẫn không bỏ

14/05/2020, 12:39

Chu du khắp địa cầu, bạn sẽ tìm thấy những nền văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục khác nhau và tất nhiên là không thể thiếu hàng ngàn lễ hội gắn liền với từng vùng đất và con người. Sau đây là 9 lễ hội nguy hiểm nhất thế giới mà trang du lịch Fodors tổng kết.

1. Thaipusam, Singapore

Lễ hội độc đáo của người Tamil theo đạo Hindu ở Singapore - Ảnh: diyben/Shutterstock

Lễ hội kéo dài 48 giờ của cộng đồng người Tamil theo đạo Hindu được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm luôn là một trong những lễ hội đòi hỏi sức mạnh tinh thần và thể lực nhất trên hành tinh xanh. Đàn ông và cả những phụ nữ đến lễ hội với trang sức bằng kim loại được xuyên thẳng vào da thịt hay qua lưỡi, má. Nếu điều đó chưa đủ làm bạn rùng mình, hãy chiêm ngưỡng “bộ lễ phục” của nhiều thanh niên được kết từ các thanh kim loại chằng, bắt chéo và găm trực tiếp vào từng thớ thịt trên cơ thể họ. Trên đầu đội mũ lông công, hoa trên vai và hàng trăm móc câu cố định vào sâu dưới lớp da, những người đàn ông tỏ ra không chút đau đớn diễu hành trên đường phố trong ánh mắt ngưỡng mộ lẫn nghi ngại của nhiều du khách và tín đồ. Một trong những nơi tổ chức lễ hội Thaipusam sôi động và lớn bậc nhất là ở Singapore nơi con đường dài hơn 3km từ khu Little India đến Tank Road rộn ràng tiếng trống và ca hát.

2. Lễ hội lăn pho-mát - Gloucestershire, Anh quốc

Nhiều người chạy theo một miếng phomat lăn từ một con dốc cao - Ảnh: 1000 Words/Shutterstock

Diễn ra tại miền quê Brockworth, Gloucestershire thuộc nước Anh, các thí sinh và khán giả hàng năm tập trung về đây để tham dự lễ hội lăn pho-mát nổi tiếng khắp thế giới. Khởi nguồn từ đầu những năm 1800 và luôn chứa đầy hiểm nguy, hàng trăm người tham gia đuổi theo một bánh pho-mát nặng khoảng 8 pound được lăn xuống con dốc cao có thảm cỏ xanh trơn trượt. Với tốc độ lên đến 70 dặm một giờ, những người chơi có thể bị lộn hoặc bổ nhào mất kiểm soát khi đổ dốc và để lại rất nhiều ca chấn thương mỗi năm từ trầy xước đến gãy xương. Ai mà biết pho-mát lại nguy hiểm đến mức đấy chứ, đến nỗi mà năm 2010 lễ hội này đã được “chính thức” bãi bỏ nhưng các hoạt động “không chính thức” thì vẫn diễn ra tựa như vốn có từ bao đời nay.

3. Lễ hội bò tót San Femin ở Pamplona, Tây Ban Nha

Dù nguy hiểm nhưng lễ hội bò tót San Femin là đặc sản không thể thiếu ở khu phố cổ Pamploma, Tây Ban Nha - Ảnh: imagestockdesign/Shutterstock

Nói về độ nguy hiểm thì lễ hội bò tót San Femin diễn ra trên những con đường của khu phố cổ Pamplona, Tây Ban Nha đã trở thành “đặc sản” không thể thiếu của vùng đất này. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ San Fermin kéo dài 8 ngày vào đầu tháng 7. Truyền thống có tuổi đời hàng thế kỉ này luôn nằm trong danh sách các sự kiện được ưa thích và thu hút hơn 1 triệu du khách và người tham dự. Khoảng 2000 các tay đua chịu chơi trong bộ quần áo trắng và khăn quàng cổ cùng thắt lưng màu đỏ sẽ chạy hết tốc lực để né tránh những cú tông trực diện của 6 chú bò sừng dài và nhọn. Người tham gia có thể phải chịu những rủi ro đến mức cao nhất là tính mạng và đã có khoảng 16 trường hợp tử vong kể từ năm 1910. Nếu bạn vẫn yêu đời và chỉ muốn trải nghiệm không khí, hãy chọn đứng sau hàng rào gỗ nhé.

4. Lễ hội pháo tổ ong, Yanshui, Đài Loan

Lễ hội pháo tổ ong có truyền thống 130 năm và nguy hiểm với nhiều du khách - Ảnh: NC-ND 2.0/Flickr

Tại miền Nam Đài Loan, lễ hội đèn lồng diễn ra vào ngày 15 của tháng giêng âm lịch đầu năm mới sẽ đi kèm với “trận địa” pháo tổ ong hứa hẹn sẽ khiến nhiều du khách lần đầu tham dự cảm thấy ngợp thở đến hoảng nhẹ. Truyền thống kéo dài 130 năm này là một trong những sự kiện tôn giáo đáng chú ý nhất tại Đài Loan. Không chỉ người ở Yanshui mà trên khắp mọi nơi, du khách đổ về để chứng kiến những qủa pháo đỏ nổ tung xua đi những điều xấu trong năm. Tháp pháo được xếp cao và khi bắt đầu nổ những phát đầu tiên sẽ sớm làm trái tim bạn như loạn nhịp. Nhiều du khách sẵn sàng đeo mũ bảo hiểm, áo khoác dày, khăn quàng che kín cổ và găng tay để có thể đứng gần tháp pháo nhất có thể. Tất nhiên các vụ bỏng hay cháy quần áo diễn ra rất thường xuyên nhưng ấn tượng mạnh nhất vẫn là những tiếng nổ xé màn trời đêm và ánh sáng chói loà như mở ra một năm mới tốt lành phía trước.

5. Onbashira, tỉnh Nagano, Nhật Bản

Lễ hội Onbashira được xem là lễ hội nguy hiểm nhất Nhật Bản - Ảnh: Jim George [CC BY-NC-ND 2.0]/Flickr

Cứ mỗi 6 năm vào tháng 4 và tháng 5, mọi người lại tề tựu về khu vực gần hồ Suwa ở tỉnh Nagano để tham dự vào lễ hội Thần Đạo có chiều dài 1200 năm lịch sử với nghi lễ thay các cột gỗ tại 4 ngôi đền thờ. Đây là một trong những lễ hội nguy hiểm nhất ở Nhật Bản và thu hút dòng du khách không ngừng trong suốt 2 tháng. 16 cây gỗ thông lâu năm được hạ và chia thành từng lóng dài 17m nặng hơn 10 tấn rồi thả trôi dòng sông và đưa lên bởi hàng trăm người đàn ông trong vùng với trang phục đầy màu sắc. Sau đó họ lại đưa những cột gỗ này hạ dốc với tốc độc cao mà không để bị ngã hay chấn thương. Với nhiều người vẫn còn đứng cheo leo trên thân, những cột gỗ được đưa về đúng các vị trí quy định sẵn để dựng lên ngôi đền mới. Mọi người tham gia với niềm tin tôn giáo mạnh mẽ nhưng cũng phải đối diện với những chấn thương đến từ việc bị ngã hay va đập hoặc mang vác quá tải.

6. Lễ hội pháo hoa toàn quốc, Tultepec, Mexico

Lễ hội pháo hoa không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Mexico, tuy nhiên, nguy hiểm nhất là đốt pháo với mô hình khổng lồ là bò mộng - Ảnh: Luis Ignacio/Shutterstock

Pháo hoa là 1 phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Mexico. Tại Tultepec – nơi được mệnh danh là thủ đô pháo hoa của Mexico, hàng năm vào tháng 3 là lễ hội pháo hoa toàn quốc kéo dài cả tuần để tưởng nhớ San Juan de Dios, vị thánh đã tạo nên pháo hoa và có khả năng chống lại sức mạnh của những ngọn lửa. Du khách và người bản địa không ngại ngùng hoà vào dòng diễu dành mà đỉnh cao là việc đốt mô hình những chú bò mộng với kích thước thật rồi sau đó hứng khởi cùng với hàng triệu bông pháo toả sáng trên bầu trời. Đó là lý do vì sao báo cáo hàng năm luôn có vô số vụ bỏng lớn nhỏ, cháy đồ hay chấn thương khi tham gia lễ hội.

7. Calgary Stampede, Calgary, Alberta, Canada

Lễ hội gây ám ảnh với người yêu động vật - Ảnh: Steve estvanik/Shutterstock

Calgary Stampede là lễ hội kéo dài 10 ngày diễn ra hàng năm vào tháng 7 tại Calgary. Lễ hội thu hút hơn 1 triệu người tham gia và thưởng thức những màn cưỡi bò, đua ngưa vượt rào và đua xe kéo ngựa đôi. Từng có các báo cáo về tử vong tuy không nhiều nhưng hơn 100 chú ngựa đã từng bị kiệt sức kể từ năm 1986 đến nay trong đó có 6 thuộc về năm 2019.

8. El Colacho (Castrillo de Murcia, Tây Ban Nha)

Lễ hội nhảy qua các em bé là truyền thống lâu đời tại miền bắc Tây Ban Nha - Ảnh: Viaggio Routard/Flickr

Tim bạn có thể bị thót lên từng hồi khi đến với lễ hội El Colacho, tạm dịch là Lễ hội nhảy qua các em bé tại Castrillo de Murcia miền bắc Tây Ban Nha. Đây là lễ hội quan trọng trong đời sống của người dân Castrillo có từ những năm 1600 được cả người Công giáo lẫn ngoại đạo tham gia. Người đàn ông trong trang phục quỷ dữ chạy qua thị trấn, hù doạ những người bản địa trước khi nhảy qua những em bé vừa được sinh trong năm đang được đặt nằm trên tấm đệm để rửa tội cho chúng. Mặc dù trông có vẻ khá nguy hiểm nhưng may mắn thay đến thời điểm hiện tại chưa có ghi nhận về tai nạn nào.

9. Thimithi, lễ hội đi trên lửa, Nam Ấn Độ

Lễ hội truyền thống của tín đồ Hindu ở miền Nam Ấn - Ảnh: Iqmal ogy [CC BY-NC-ND 4.0]/Behance

Là lễ hội truyền thống của tín đồ Hindu giáo diễn ra tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm ở Tamil Nadul miền Nam Ấn, Thimithi - tạm dịch là lễ hội đi trên lửa được tổ chức trong cộng đồng người Tamil ở khắp các nơi. Phụ nữ và đàn ông đi chân trần, bước qua luống than dài hơn 3 mét chất đầy than đỏ để được thần Draupadi chứng giám và phù hộ. Trong khi nhiều người lớn có thể vượt qua một cách dễ dàng, vài trong số đó và cả các trẻ em vẫn bị bỏng gan bàn chân thường do vấp hay ngã.

An Nam

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
9 lễ hội nguy hiểm nhất hành tinh nhưng đến giờ vẫn không bỏ