Trong 2 ngày cuối tuần (11 và 12.11), các chuyên gia hàng đầu thế giới đã có mặt tại Bệnh viện Nhi trung ương dự Hội nghị quốc tế về phẫu thuật - phục hồi chức năng dị tật tiết niệu - sinh dục.

Dị tật tiết niệu, sinh dục ở trẻ: Cần can thiệp sớm để trẻ không mặc cảm, tự ti

Dạ Thảo - Ảnh: BVCC | 12/11/2023, 17:30

Trong 2 ngày cuối tuần (11 và 12.11), các chuyên gia hàng đầu thế giới đã có mặt tại Bệnh viện Nhi trung ương dự Hội nghị quốc tế về phẫu thuật - phục hồi chức năng dị tật tiết niệu - sinh dục.

Tại hội nghị, các chuyên gia hàng đầu thế giới từ Ý, Anh, Pháp, Úc, cùng các bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam đã có những báo cáo về cơ chế bệnh sinh, tổn thương giải phẫu, phương pháp phẫu thuật hiện đại cho nhóm dị tật sinh dục tiết niệu phức tạp.

PGS Phạm Duy Hiền - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết những dị tật sinh dục/tiết niệu ở trẻ em như bàng quang lộ ngoài, ổ nhớp lộ ngoài và các biến thể của nó là những dị tật vô cùng phức tạp đối với phẫu thuật về tiết niệu, tiêu hóa, chỉnh hình. Làm sao phục hồi được chức năng giải phẫu cũng như tìm được chức năng sống, đặc biệt chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật cho trẻ em là điều khó khăn.

hien.jpg
PGS Phạm Duy Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phát biểu tại hội thảo

Các chuyên gia y tế đều cho rằng dị tật tiết niệu và sinh dục không hiếm gặp - nhưng chúng thường xuyên trở thành một chủ đề khó đề cập, với ngay cả bệnh nhi và gia đình. Đó cũng là lý do mà chương trình "Thiện Nhân và những người bạn" ghi nhận trong hơn 10 năm qua kể từ khi thực hiện các ca phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhi mang dị tật cơ quan sinh dục.

"Tôi đánh giá cao sự hợp tác của Chương trình Thiện Nhân và những người bạn trong hơn 10 năm qua với các chuyên gia nước ngoài đã phẫu thuật mang lại kết quả tốt cho các cháu. Và có thể nói hội nghị này là diễn đàn quan trọng để chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm, cùng đưa ra những giải pháp để những dị tật phức tạp không còn là bài toán khó" - PGS.TS Phạm Duy Hiền chia sẻ.

benh-vien.jpg
Một bệnh nhi điều trị  tại khoa tiết niệu - Bệnh viện Nhi Trung ương - Ảnh: BVCC

Bác sĩ Roberto De Castro – người từng là phẫu thuật viên trưởng khoa Nhi của Ospedale Maggiore di Bologna (Italia) cho biết ông đã từng phẫu thuật cho nhiều bệnh nhi bị dị tật tiết niệu - sinh dục tại Việt Nam. Chính vì thế ở hội thảo lần này ông mong muốn có thể chia sẻ những kỹ thuật mới, ý nghĩa mang tính thực tiễn lâm sàng cho các đồng nghiệp tại Việt Nam.

Được bết, trung bình mỗi năm khoa ngoại tiết niệu - Bệnh viện Nhi trung ương thực hiện từ 250-300 ca phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp.
Thạc sĩ - bác sĩ Lê Anh Dũng - Trưởng khoa Ngoại tiết niệu (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết khi cha mẹ phát hiện ra con có những dị tật bất thường ở phần tiết niệu, sinh dục thì cần có sự can thiệp sớm để điều trị cho trẻ không bị mặc cảm.

Nếu không can thiệp sớm, dị tật này có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Trẻ có thể bị mặc cảm, tự ti vì điểm khác biệt của mình, trẻ dễ bị bạn bè trêu trọc, ngại giao tiếp, ngại đi tiểu... Ngoài ra, dị tật này có thể có các bệnh kèm ở vùng sinh dục như thoát vị bẹn, ẩn tinh hoàn, bìu chẻ đôi, dương vật thấp so với bìu…

Tại hội nghị, các báo cáo viên không chỉ chia sẻ lý thuyết thuần túy, các chuyên gia quốc tế đã thực hiện 4 ca phẫu thuật điển hình với 2 vấn đề chính của sự kiện: Lỗ tiểu lệch thấp và bàng quang lộ ngoài, trước sự quan sát của các đồng nghiệp và chuyên gia tham dự.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dị tật tiết niệu, sinh dục ở trẻ: Cần can thiệp sớm để trẻ không mặc cảm, tự ti