Một công trình nghiên cứu đã tái tạo được bộ gien của vi khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis) khẳng định dịch hạch mới là nguyên nhân khiến nhiều nền văn hóa ở châu Âu suy tàn khoảng 5.000 năm trước.

Dịch hạch từng thủ tiêu nhiều cộng đồng dân cư châu Âu thời đồ đá mới

10/12/2018, 06:57

Một công trình nghiên cứu đã tái tạo được bộ gien của vi khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis) khẳng định dịch hạch mới là nguyên nhân khiến nhiều nền văn hóa ở châu Âu suy tàn khoảng 5.000 năm trước.

ADN chủng vi khuẩn dịch hạch được trích xuất từ răng một phụ nữ trong ngôi mộ tập thể ở Thụy Điển - Ảnh : Karl-Göran Sjögren/Đại học Gothenberg

Theo tạp chí Cell, các nhà khoa học Đan Mạch cùng nhiều đồng nghiệp đã phân lập được ADN của vi khuẩn dịch hạch từ hài cốt của một người phụ nữ đã chết cách đây khoảng 5.000 năm ở Thụy Điển. Cho đến nay, đây là bằng chứng lâu đời nhất được biết đến về sự tồn tại của bệnh dịch hạch. Các tác giả của công trình nghiên cứu tin rằng bệnh dịch hạch này có thể là nguyên nhân gây suy tàn cho nhiều nền văn hóa châu Âu thời kỳ đồ đá mới (Neolithic).

Khoảng thời gian giữa 5.000 đến 6.000 năm trước, nhiều xã hội thời kỳ đồ đá mới ở phía tây của lục địa Á - Âu Eurasia đã rơi vào tình trạng suy tàn, tạo điều kiện cho sự di cư ồ ạt từ phương Đông sang châu Âu. Người ta tin rằng không có lý do duy nhất cho những sự kiện này mà là sự kết hợp của các yếu tố. Bản chất của các yếu tố này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học.

Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tái tạo được bộ gien của vi khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis - loài vi khuẩn hình que thuộc họ Enterobacteriaceae là tác nhân gây bệnh của dịch hạch) bằng cách sử dụng ADN trích xuất từ ​​răng người. Xương được lấy từ một ngôi mộ tập thể chôn 78 người được tìm thấy gần 20 năm trước ở Thụy Điển. Niên đại của các hài cốt dao động từ 4.867 đến 5.040 năm. So sánh thông tin di truyền của chủng Yersinia pestis được phát hiện với các chủng hiện đại và cổ đại khác chỉ ra rằng đây là biến thể vi khuẩn dịch hạch lâu đời nhất từng được biết đến.

Các tác giả tin rằng hơn 5.000 năm trước, người dân ở châu Âu đã phải hứng chịu những đại dịch hạch, bùng phát bao phủ các cộng đồng dân nông nghiệp đông đúc và lan dọc các tuyến đường thương mại đến các khu vực khác. Các nhà khoa học coi căn bệnh này là một trong những nguyên nhân có thể gây ra sự suy tàn của các cộng đồng.

Nhà khoa học Simon Rasmussen ở Đại học Copenhagen ngờ rằng dạng sơ khai của bệnh dịch hạch cũng có thể lây nhiễm cho các đại diện của văn hóa Tripolia (trypillia culture) sống ở các vùng lãnh thổ thuộc Romania, Moldova và Ukraine ngày nay. Những người thuộc nền văn hóa này đã xây dựng các khu định cư với mật độ dân số khá lớn, nơi có thể xuất hiện một chủng bệnh dịch hạch truyền nhiễm rất nhanh. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không tìm thấy bất kỳ dấu vết trực tiếp nào của căn bệnh này trong các đại diện của văn hóa Tripolia, nhưng họ hy vọng sẽ “lấp đầy khoảng trống “ này trong các nghiên cứu tương lai.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch hạch từng thủ tiêu nhiều cộng đồng dân cư châu Âu thời đồ đá mới