Dịch tả heo châu Phi (ASF) bùng phát ở Trung Quốc đã khiến thị trường thịt thế giới phải chứng kiến giá loại thịt này tăng vọt, làm khổ các gia đình nghèo ở Đông Nam Á vốn phải trả nhiều tiền hơn để mua thịt heo cho bữa ăn hàng ngày.

Dịch tả heo châu Phi ở Trung Quốc làm khổ dân nghèo Đông Nam Á

Mỹ Trinh | 23/05/2019, 11:49

Dịch tả heo châu Phi (ASF) bùng phát ở Trung Quốc đã khiến thị trường thịt thế giới phải chứng kiến giá loại thịt này tăng vọt, làm khổ các gia đình nghèo ở Đông Nam Á vốn phải trả nhiều tiền hơn để mua thịt heo cho bữa ăn hàng ngày.

Căn dịch này bùng phát ở miền đông bắc Trung Quốc hồi tháng 8.2018 và không hề có cách chữa hoặc vắc-xin phòng chống. Kể từ đó, hơn 1 triệu con chết, dịch lan sang 31/34 tỉnh Trung Quốc, theo Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO). Theo Tổ chức Thú Y thế giới, ASF “là một căn dịch virút nghiêm trọng, tác động đến lợn nhà nuôi và lợn hoang, và dù “chịu trách nhiệm gây lỗ lã kinh tế và cho sản xuất, virút này không gây hại cho người, nhưng lây nhiễm và gây tử vong cho đàn heo”.

Theo hãng tin AP, một số con gấu hoangcũng khiến lây lan nhiễm dịch ASF ở Nga và 7 nước châu Âu. Virút ASF cũng đã lan sang nhiều quốc gia, như Việt Nam, Mông Cổ, Nam Phi, Úc. Hãng tin Mỹ nêu chính phủ Việt Nam hồi trung tuần tháng 5 cho biết khoảng 1,2 triệu con heo (khoảng 5% tổng đàn heo quốc gia) đã chết hoặc bị tiêu hủy. Ngân hàng Rabobank (Hà Lan) - nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp toàn cầu, ước tính sản lượng thịt heo của Việt Nam sẽ giảm còn 8% trong năm 2019.

AP cũng đưa tin các công ty Trung Quốc đang đầu tư vào mảng nông trại và chế biến lương thực ở nước ngoài, nhằm đáp ứng nguồn cầu lớn của 1 tỉ dân Trung Quốc. New Hope Group là một trong những tập đoàn nông nghiệp lớn nhất Trung Quốc, đã có kế hoạch đầu tư 1,1 tỉ Nhân dân tệ (170 triệu USD)6) và 3 trại nuôi heo thịt ở Việt Nam.

ÔngVincent Martin - đại diện FAO tại Trung Quốc, cảnh báo là sẽ mất nhiều năm để có thể dịch kiểm soátđược dịch ASF: “Tôi còn không chắc có thể nói là kiểm soát được, vì chúng ta biết dịch bệnh này phức tạp ra sao. Kinh nghiệm ở các quốc gia khác cho thấy cần nhiều năm mới tạm ngăn được ASF".

Theo Ngân hàng Radobank, việc tái lập đàn heo Trung Quốc sẽ chậm, mất nhiều năm, và vì ASF đang tàn phá ngành chăn nuôi heo Trung Quốc, ước tính sản lượng thịt heo của nước này sẽ giảm khoảng 35% trong năm 2019.Trong báo cáo tháng 4, các nhà nghiên cứu của Radobank nêu nguồn cung toàn cầu sẽ “quay hẳn về Trung Quốc, một sự đổi hướng chưa từng có trong thương mại sẽ gây ra sự thiếu hụt ở các thị trường khác”.

Trung Quốcsản xuất và tiêu thụ 2/3 lượng thịt heo của thế giới, nhưng sản lượng đang giảm vì Bắc Kinh phải tiêu hủy đàn heo và tạm cấm không cho chở thịt heo từ bất kỳ tỉnh nào có dịch nhằm chặn đứng ASF. Lệnh cấm khiến giá bán lẻ thịt heo ở các thành phố lớn tăng cao khi bị cắt nguồn cung. Vì thế, các nhà nhập khẩu đang bù lấp bằng cách mua thịt heo từ thật xa, nhưtừ châu Âu, khiến giá bán tăng 40% và gây ra thiếu nguồn thịt ở các thị trường khác, khiến bữa ăn của từng người trên thế giới trở nên mắc mỏ hơn.

Nguồn cung thịt heo lớn nhất cho Trung Quốc là Tây Ban Nha, chiếm 20%, kế đến là Đức (19,5%) và Canada (16%). Nhưng sự thiếu nguồn thịt heo của Trung Quốc có thể sẽ rất nghiêm trọng, đến độ đạt ngang bằng sản lượng thịt heo hàng năm của châu Âu, và vượt hơn sản lượng của Mỹ những 30%, theo các nhà nghiên cứu trong ngành cho biết.

Nhà phân tích Angela Zhang củaIQC Insights nói: “Ai cũng muốn nhập thật nhiều thịt heo, và xu hướng này sẽ tăng tốc khi sản lượng của Trung Quốc giảm”. Đấy là một cú hích cho các nhà nông ở Đức, Tây Ban Nha cùng các nước có đàn heo khỏe mạnh, nhưng khổ cho các gia đình ở các nước Đông Nam Á cùng các thị trường nghèo khác dựa vào nguồn thịt heo cho bữa ăn hàng ngày.

Người mua sắm ở các siêu thị Đức, Nhật Bản và những thị trường có thu nhập cao đã phải phàn nàn vì giá thịt cao hơn, nhưng sự thiếu hụt nguồn thịt heo ngắn hạn lại là nỗi quan ngại nghiêm trọng tại các nước nghèo như Campuchia, nơi mà nhiều gia đình chỉ có thể ăn thịt heo. Giá thịt heo hơi ở Campuchia tăng 37% trong 6 tháng qua, theoSrun Pov, Chủ tịch Hiệp hội các nhà chăn nuôi gia súc Campuchia.Ông nói Campuchia đang mua từ 500 đến 300 tấn thịt của Thái Lan, tức 30% trong tổng nhu cầu sử dụng thịt heo/ngày.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nhận định lượng thịt heo Trung Quốc nhập khẩu sẽ tăng 41% trong năm nay, đạt 2,2 triệu tấn, đồng thời khẳng định có chứng cứ cho phép Bộ kết luận Trung Quốc sẽ không thể xóa dịch ASF trong tương lai gần. USDA cũng dự báo tổng đàn heo Trung Quốc năm 2019 sẽ giảm 18% xuống còn 350 triệu con, mức thấp nhất kể từ năm 1990. Ngày 6.5, phía Trung Quốc đã hủy đơn đặt hàng 3.300 tấn thịt heo Mỹ, theo USDA.

Các nhà phân tích nhận định giá thịt heo sẽ tăng cao trong thời gian, tới vì thế giới không có đủ heo để bù vào khoảng trống ở thị trường Trung Quốc. Thịt heo lại là nguồn đạm chính của 1,4 tỉ dân đất nước này, nên nếu sản lượng giảm thì có nguy cơ họ sẽ phải chuyển sang ăn thịt khác để bù, như chuyển từ heo quay sang gà, vịt quay.

Tại Hồng Kông, chính quyền phải tiêu hủy 6.000 con heo tại chỉ một lò mổ, sau khi heo nhập từ Trung Quốc được phát hiện nhiễm dịch ASF. Có tin lò mổ này mỗi ngày nhận khoảng 4.000 con heo từ Hoa lục, và từ 250 đến 300 con từ các nông dân địa phương.

Nhà dịch tễ học thú y Dirk Peiffer của Đại học Hồng Kông nói tầm cỡ lan nhiễm ASF là “chưa từng thấy, và là cơn dịch phức tạp nhất mà chúng tôi phải đối phó”.Nhưng ông cũng nói việc tiêu hủy 6.000 con heo của chính quyền Đặc khu hành chính Hồng Kông (thuộc Trung Quốc) có thể là phản ứng quá đáng, vì nhiều con heo không bị nhiễm dịch. Chính quyền cũng đền tiền cho mỗi con heo bị tiêu hủy, nhưng có thể đó là một tính toán sai: “Nếu bạn cho nhiều, họ muốn có dịch. Còn nếu bạn cho quá ít, họ sẽ không báo họ có đàn heo bị nhiễm dịch”.

Mỹ Trinh (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch tả heo châu Phi ở Trung Quốc làm khổ dân nghèo Đông Nam Á