Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2018 trong ngày 24.1, lãnh đạo các nước Ý, Đức và Pháp đã lên tiếng cảnh báo tương lai của toàn cầu hóa cũng như hệ thống thương mại quốc tế.

Diễn đàn Davos 2018: Lãnh đạo châu Âu cảnh báo tương lai của toàn cầu hóa

Cẩm Bình | 25/01/2018, 14:06

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2018 trong ngày 24.1, lãnh đạo các nước Ý, Đức và Pháp đã lên tiếng cảnh báo tương lai của toàn cầu hóa cũng như hệ thống thương mại quốc tế.

Trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có mặt tại WEF, các lãnh đạo châu Âu qua bài phát biểu của mình đều lần lượt báo hiệu châu Âu đã lấy lại sức mạnh kinh tế và sẵn sàng trở thành đối trọng với chủ trương “Nước Mỹ trên hết” của lãnh đạo Mỹ.

Cụ thể, tại WEF, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định dưới sự lãnh đạo của chính phủ cải cách, nước Pháp “đã trở lại là trung tâm của châu Âu”. Phát biểu trước ông Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ca ngợi quá trình phục hồi kinh tế của châu Âu.

Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo cũng thừa nhận hệ thống thương mại tự do hiện hay cần phải được đại tu. Theo Tổng thống Pháp, các xã hội đang bị chia rẽ, thậm chí khi công nghệ và thương mại kéo họ đến gần nhau hơn.

Ông Macron khẳng định: “Hiện nay, toàn cầu hóa đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, và thách thức toàn cầu này cần một nỗ lực giải quyết toàn cầu”. Ông kêu gọi,những người bị toàn cầu hóa bỏ lại phía sau phải được bảo vệ, còn các cường quốc lẫn doanh nghiệp trên thế giới phải làm cho toàn cầu hóa đem lại lợi ích cho số đông chứ không phải thiểu số.

Phản ứng lại với cách tiếp cận thương mại của Tổng thống D.Trump, Tổng thống Pháp cho biết: “Ai không muốn tiến về phía trước không nên ngăn cản những con người tham vọng nhất đang ngồi trong phòng họp này”.

Còn theo Thủ tướng Đức: “Tự đóng cửa, tự cô lập không đưa chúng ta đến tương lai tốt đẹp. Chủ nghĩa bảo hộ không phải là lời giải đáp. Chúng ta nên tìm kiếm những giải pháp đa phương chứ không phải đơn phương vì chúng cuối cùng sẽ chỉ đem lại sự cô lập và bảo hộ”.

Với giọng điệu nhẹ nhàng hơn, Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni cho biết: “Các lãnh đạo chính trị bảo vệ công dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của họ là điều dễ hiểu và hợp pháp. Tôi tôn trọng điều này. Nhưng rõ ràng là phải có giới hạn”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ cách tiếp cận đa phương trong thương mại - Ảnh: AP

Ngoài ra, Tổng thống Pháp trong bài phát biểu cũng tỏ ý chỉ trích đợt cải cách thuế mà chính quyền Washington đang thực hiện. Ông Macron cảnh báo đây là “cuộc đua xuống đáy”.

Tờ The Wall Street Journal cho biết các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải vật lộn với hệ quả mà đợt cải cách thuế của Mỹ đem lại. Luật này đang khuyến khích doanh nghiệp Mỹ đem vốn nước ngoài hồi hương và tăng cường đầu tư tại Mỹ.

Ngoài ra, các lãnh đạo châu Âu cũng cam kết tăng cường tính gắn kết của Liên minh châu Âu (EU) và 19 nước sử dụng đồng euro.

Cẩm Bình (theo The Wall Street Journal, The New York Times, France24)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Diễn đàn Davos 2018: Lãnh đạo châu Âu cảnh báo tương lai của toàn cầu hóa