Diễn đàn Nobel năm 2019 hướng tới việc kết nối những nhà sáng tạo toàn cầu và những tổ chức tiên phong về đổi mới sáng tạo trên mọi lĩnh vực y tế, công nghệ, giáo dục, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, doanh nghiệp...

Diễn đàn Nobel năm 2019 tại Việt Nam kết nối những sáng tạo về y học, giáo dục

tuyetnhung | 02/06/2019, 06:24

Diễn đàn Nobel năm 2019 hướng tới việc kết nối những nhà sáng tạo toàn cầu và những tổ chức tiên phong về đổi mới sáng tạo trên mọi lĩnh vực y tế, công nghệ, giáo dục, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, doanh nghiệp...

Từ ngày 1 - 3.6, Viện Nghiên cứu yhọc Đinh Tiên Hoàng, Đại học Y Hà Nội, Đại học Tartu của Estonia phối hợp với Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Mạng lưới cựu du học sinh Karolinska tại Việt Nam, Mạng lưới cựu du học sinh Việt Nam Thụy Điển, Công ty Danson và Công ty Giải trí -Truyền thông An Tháitổ chức Chuỗi sự kiện kết nối những nhà sáng tạo toàn cầu và Diễn đàn Nobel năm 2019 (Global Innovation Network & Nobel Discussion – GIN-Nobel 2019).

Chuỗi sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷniệm 50 năm hợp tác Việt Nam - Thụy Điển, với mục tiêu kết nối những nhà sáng tạo toàn cầu và những tổ chức tiên phong về đổi mới sáng tạo trên mọi lĩnh vực y tế, công nghệ, giáo dục, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, doanh nghiệp... cùng nhau hợp tác để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp và sức khỏe bền vững hơn.

Đây được xem là một nền tảng thuận lợi cho các nhà khoa học Việt Nam và thế giớiđến gần nhau hơn để có thể thực hiện được những nghiên cứu đột phá có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Đồng thời sự kiện này cũng là cầu nối hữu hiệu giữa chính phủ, đại học và doanh nghiệp.

GIN-Nobel 2019 với chủ đề “Công nghệ 4.0 trong y tế và giáo dục đại học” sẽ được diễn ra với chuỗi các sự kiện: Hội nghị quốc tế “Ứng dụng công nghệ trong giải quyết sức khỏe toàn cầu”; Lễ hội thể thao, âm nhạc và chạy bộ quanh hồ Hoàn Kiếm vì “Thành phố Thông minh, Khỏe mạnh và Sáng tạo”; Diễn đàn Nobel và Diễn đàn khởi nghiệp; cùng các sự kiện bên lề khác.

Bên cạnh các nội dung khoa học đặc sắc mà xuyên suốt là chủ đề ứng dụng công nghệ trong giải quyết các bệnh lý nan giải toàn cầu thì đây còn là chuỗi sự kiện quốc tế duy nhất được tổ chức tại Việt Nam có bài trình bày "Giải thưởng Nobel yhọc – thành tựu cá nhân hay chiến lược quốc gia?" và có sự tham gia thảo luận của các giáo sư đến từ Viện Karolinksa (Thụy Điển) – nơi xét duyệt giải thưởng Nobel trong lĩnh vực yhọc. Hội nghị tạo ra một không gian khoa học, chuyên nghiệp để các nhà lãnh đạo của chính phủ, các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu, đồng thời thảo luận cởi mở về con đường khoa học hướng đến giải thưởng Nobel yhọc.

Lễ hội thể thao, âm nhạc và đi bộ với chủ đề “Thành phố thông minh, khỏe mạnh và sáng tạo” kết hợp với triển lãm công nghệ và thông tin du học sẽ diễn ra vào ngày 2.6 quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại lễ hội, Ban tổ chức phát động Chương trình “Nghiên cứu các bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới tại Việt Nam”.

Chương trình nghiên cứu được thành lập với mục tiêu phát triển các giải pháp mới trong chẩn đoán sớm và điều trị các bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, tạo ra các sản phẩm khoa học chuẩn quốc tế về giải pháp, công nghệ, kỹ thuật, dịch vụ, thuốc và thiết bị. Với sứ mệnh lan tỏa lối sống tích cực, năng động, tự tin và khỏe mạnh tới cộng đồng, lễ hội sẽ góp phần giúp người dân hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và sức khỏe bền vững.

Cuối cùng, Diễn đàn khởi nghiệp trong lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học đươc đồng tổ chức bởi Mạng lưới cựu du học sinh Việt Nam Thụy Điển sẽ diễn ra vào chiều ngày 2.6 tại Trường đại học Y Hà Nội. Tại diễn đàn, những nhà khởi nghiệp sẽ chia sẻ những câu chuyện và kinh nghiệm khởi nghiệp của mình. Đồng thời, các chuyên gia sẽ chia sẻ về khung chính sách, luật và các tổ chức hỗ trợ cho khởi nghiệp.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ,Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đinh Tiên Hoàng - TSNguyễn Văn Lạng cho biếtđây là một hội nghị tầm cỡ quốc tế, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học hàng đầu nhân dịp kỷniệm 50 năm hợp tác Việt Nam - Thụy Điển. Viện đã và đang nỗ lực không ngừng để góp phần đào tạo ươm mầm các nhà khoa học, y học trẻ, hỗ trợ họ giành được các học bổng sau đại học vào các trường đại học lớn trên thế giới như: Havard, John Hopkins và các trường đại học danh tiếng ở châu Âu.

TS Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện nhìn nhận: "Sức mạnh kết nối các nhà khoa học toàn cầu sẽ giúp các nhà khoa học Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với phương pháp và tư duy nghiên cứu chuyên nghiệp hơn, hướng tới mục tiêu chung là đưa nền khoa học Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong sự nghiệp khám chữa bệnh cho người dân, đồng thời cũng là cơ hội để giới thiệu với bạn bè thế giới về những thành tựu mang bản sắc riêng của Việt Nam trong lĩnh vực đông tây y kết hợp".

Chuỗi sự kiện được tài trợ bởi Dự án hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học Việt Nam Thụy Điển (TRAC), Dự án Edushare được tài trợ bởi Quỹ Liên minh châu Âu, Hợp tác xã Sinh Dược, Công ty Gentis, Viện Thụy Điển (Swdish Insitute), Công ty Dell EMC, Công ty Bridge Health care, Công ty Cỏ mềm, Tập đoàn VQC và Tập đoàn Tâm Việt.

Viện Nghiên cứu y học Đinh Tiên Hoàng

Viện Nghiên cứu yhọc Đinh Tiên Hoàng (DTHIM) được thành lập theo quyết định số 435/QĐ - LHHVN ngày 18.7.2012 của Liên hiệp Các hội khoa học vàkỹ thuật Việt Nam (VUSTA), và được cấp giấy phép hoạt động số A - 1057 ngày 16.10.2012 của Bộ Khoa học -Công nghệ (MOST).

Kế hoạch đến năm 2020, Viện Nghiên cứu yhọc Đinh Tiên Hoàng sẽ triển khai các nghiên cứu cơ bản, lâm sàng và dịch tễ trong lĩnh vực ung thư, bệnh tim mạch và đột quỵ, tiểu đường và béo phì, các bệnh cơ xương khớp, các rối loạn sinh dục - sinh sản; Kêu gọi tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển Viện; Tuyển mộ các nhà khoa học tài năng làm trưởng các nhóm nghiên cứu.

Xin tài trợ để xây dựng cơ sở vật chất tại khu công nghệ cao Hòa Lạc; Phát triển các quy tắc ứng xử và đạo đức trong nghiên cứu y học; Tích cực hợp tác với các nhà khoa học và các viện nghiên cứu hàng đầu trong nước và quốc tế; Tuyển mộ các sinh viên sau đại học tài năng và có kinh nghiệm để thực hiện các dự án nghiên cứu.

Chiến lược đến năm 2030, Viện sẽ tập trung nghiên cứu các bệnh nan y chưa có phương thức chẩn đoán - điều trị tối ưu và công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học quốc tế; Ứng dụng kỹ thuật cao để xác định gien và các yếu tố môi trường gây bệnh nhằm tìm ra giải pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp với từng người bệnh; Thiết lập các bằng chứng khoa học của các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền, để từ đó phát triển những liệu pháp điều trị mới kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Diễn đàn Nobel năm 2019 tại Việt Nam kết nối những sáng tạo về y học, giáo dục