Nhắc đến Thảo cầm viên Sài Gòn (SaiGon Zoo), chắc hẳn ai cũng nghĩ đến một công viên rợp bóng mát, nhiều động vật, trò chơi… hoặc là nơi an toàn để đứa con thân yêu được thỏa sức khám phá, vui chơi. Thế nhưng trong thực tế có những thứ thật ra không thuộc về thảo cầm viên vẫn đã và đang tồn tại ở đây một cách khó hiểu... Thảo cầm viên Sài Gòn hiện nay ra sao?

Điều gì đang làm thay đổi Thảo cầm viên Sài Gòn?​

Ngọc Thạnh | 14/06/2018, 10:49

Nhắc đến Thảo cầm viên Sài Gòn (SaiGon Zoo), chắc hẳn ai cũng nghĩ đến một công viên rợp bóng mát, nhiều động vật, trò chơi… hoặc là nơi an toàn để đứa con thân yêu được thỏa sức khám phá, vui chơi. Thế nhưng trong thực tế có những thứ thật ra không thuộc về thảo cầm viên vẫn đã và đang tồn tại ở đây một cách khó hiểu... Thảo cầm viên Sài Gòn hiện nay ra sao?

Thảo cầm viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) được xây dựng vào đầu năm 1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Năm 1865, công trình hoàn thành với nhiều loại thú và cây quý hiếm được nhận về từ các nước lân cận như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, và được mở rộng đến 20ha.

Thảo cầm viên Sài Gòn khi ấy là nơi để tổ chứccác hoạt động bảo tồn động thực vật, phục vụcho nghiên cứu củacác nhà khoa học Đông Dương cũng như để cho dân chúng tham quan, mở rộng kiến thức về động thực vật, nâng cao văn hóa.

Từ năm 1869, khi Thảo cầm viên Sài Gòn mở cửa cho công chúng vào xem thì người dân Sài Gòn từ đó đến nay vẫn quen gọi Thảo cầm viên Sài Gòn với tên gọi phổ thông là Sở Thú. Trước đây, đứng từ ngoài đường Nguyễn Thị Minh Khai, mọi người đã có thể nhìn thấy chim, thú và khung cảnh thoáng đãng bên trong.

Chiều ngày 12.6, phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới đã đếnThảo cầm viên, ghi nhậnthực tế nơi đây. Đúng là Thảo cầm viên có cây xanh, có nhiều con thú, có trò chơi, có khu giải trí, có quầy phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách đến thăm quan, nhưng đó không phải là tất cả…

Bên trong Thảo cầm viên còncó những góc để ngổn ngangtrang thiết bị hư hỏng hay rác thải chưa được dọn dẹp, gợi cảm giácmột sự xuống cấp sau nhiều năm không được duy tu bảo dưỡng đúng mức.

Rác thải nằm khắp mọi nơi, từ gốc cây, hàng rào, khu vui chơi cho trẻ hay cả hồ bơi thiếu nhi, bất kỳ nơi nào cũng có thể nhìn thấy rác

Cột đèn ngã nằm chỏng chơ chắn ngay lối đi

Hai cột đèn khác cũng bị bỏ nằm ngay trong khu vực trò chơi trẻ em

Nhiều ván nhựa còn gắn đinh để trong khu vực tròchơi xe đụng

Tủ điện được bảo vệ kiểu"đặc biệt"

Khu vực trò chơi máy bay dành cho trẻ ngổn ngang rác, dây diện, thanhsắt vứt bên trong

Dây điện của máy bay trò chơi đứt thòng xuống tới đất

Nhiều máy bay trò chơi khác cũng có dây điện bị đứt, gãy lòi cả lõi đồng ra ngoài gây cảm giác thiếu an toàn

Khung cảnh tồi tàn vớibạtche, sắt thép, tủ nhôm, tủ kính bỏ nằm bừa bãi làm hỏngcảnh quan của Thảo cầm viên

Ngoài các vấn đề về rác thải, thiết bị trò chơi dành cho trẻ bị hư hỏng, có nguy cơnguy hiểm,... thì nhiều nơi khác trong khuôn viên Thảo cầm viên bị mục nát, tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn.

Có thể đây là một nhà kho chứa vật dụng hay thức ăn cho thú, có nhiều vị trí bị mục nát, rơm rạ khô chất thành đống. Bên cạnh đống rơm rạ là 2 bình chữa cháy cầm tay. Khi xảy ra hỏa hoạn thì không hiểu sẽ sử dụng 2 bình này như thế nào?

Nhiều vị trí khác trong khuôn viên có mái che bằng sắt cũng bị tình trạng mục nát, các mối hàn bị tách rời

Một góc khác, ngay phía sau khu vực có nhà hàng phục vụ khách đến uống rượu bia có nhiều tủ, lồng sắt... nằm ngổn ngang

Trò chơi dành cho trẻ này chắc đã lâu không hoạt động hoặc chỉ hoạt động vào các ngày chỉ định nên chưa được dọn dẹp, để cây lá, cột đèn, ghế ngồilộn xộnở bên trong

Cổng ra quán Zoo Coffeeđược khóa cẩn thận, khách đi ra ở cổng xoay 1 chiều bằng inox rồi thì không quay lại, nên có lẽ quán cafe này không phục vụ cho khách vào Thảo cầm viên?

Với tiêu chí là nơi sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí cho cộng đồng vừa kiêm chức năng làm lá phổi xanh cải thiện môi trường cho thành phố hơn 8 triệu dân, thế nhưng ngoài các chức năngtrên, Thảo cầm viên Sài Gòn còn bị "xẻ thịt" cho những dịch vụ khác...

Sự thoáng đãng của Thảo cầm viênđã không còn nữa và hình ảnhThảo cầm viên trước đây cũng đã bị mờ nhat đi nhiều. Hầu như toàn bộ phần đất mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai được cho thuê để kinh doanh dịch vụ giải trí, ăn uống, quán nhậu… Người đi đường không còn nhận ra đây là Thảo cầm viên - một trong những vườn thú lâu đời nhất thế giới.

Được biết, Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn đã cho 8 cá nhân, doanh nghiệp thuê mặt bằng tại Thảo cầm viên, với 12 hợp đồng dịch vụ. Trong đó, phần lớn diện tích mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai cho thuê kinh doanh dịch vụ ăn uống có thời hạn đến hết năm 2019.

Bên mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai của Thảo cầm Viên lung linh ánh đèn của quán nhậuRubik Zoo,ghi nhận vào chiều 12.c

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Văn Tân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn, cho biết: “Tính đến ngày 6.6, ngoài 11 hợp đồng đã thanh lý thì khu trò chơi trượt patin cũng đã ngưng hoạt động và hoàn trả mặt bằng cho Thảo cầm viên. Riêng khu Rubik Zoo, ban đầu vì giải quyết vấn đề kinh tế để duy trì hoạt động mà chúng tôi không lường hết những rắc rối từ việc cho thuê mặt bằng.

Thảo cầm viên kiên quyết đóng cửa toàn bộ khu vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm Rubik Zoo của Phú Hoàng Gia và yêu cầu đơn vị này tháo dỡ toàn bộ công trình không đúng cam kết. Nếu Phú Hoàng Gia khắc phục hiện trạng để sử dụng mặt bằng đúng thỏa thuận với Thảo cầm viên thì sẽ đượctiếp tục hoạt động đến khi hết hợp đồng, trường hợp không chấp thuận thì Thảo cầm viên sẽ ngưng hợp đồng trước thời hạn”.

Bên đường Nguyễn Thị Minh Khai nhìn về hướng Thảo cầm viên thì chỉ thấy quán nhậu, khó nhận ra khu đất này là Thảo cầm viên Sài Gòn. Đến cả tường vẽhình thú là biểu tượng đặc trưng cho Thảo cầm viên còn bị cả tên quán nhậu che khuất

Công viênlà nơi để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, tập thể dục... thế nhưng, Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn lại cho thuê để tổ chứccác dịch vụ không phù hợp, liệu lời giải thích của ông Tân giám đốc công ty là vì "không lường trước được rắc rối từ việc cho thuê mặt bằng" có thực sự thuyết phục?Vấn đề cần đặt ra là, đất thảo cầm viên, công viên tại TP.HCM có chủ trươngcho thuê dưới bất kỳ hình thức nào hay không?Việccông ty này cho người khác thuê đất của Thảo cầm viên để kinh doanh có được thành phố chấp thuận hay là tự ý quyết định?

Nếu không có nhà hàng chắn phía mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai thì người dân có thể nhìn vào sâu tận khu vực nuôi tê giác

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM, thời gian qua các hội chợ, triển lãm thương mại và lễ hội kèm theo hoạt động thương mại thường xuyên được tổ chức trong công viên công cộng trên địa bàn thành phố.Việc này không chỉ gây ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục của người dân mà còn làm hư hại cây cỏ, cây kiểng, hạ tầng của công viên, ảnh hưởng đến mỹ quan, vệ sinh môi trường... làm thay đổi công năng của công viên.

Nếu, theo Sở GTVT TP.HCM, rõ ràng công năng của công viên không phải là nơi để tổ chức lễ hội hay hoạt động thương mại các dịp lễ, tết,.. thì việc cho thuê đất dài hạn để mở nhà hàng, quán nhậu lạicàng không thể. Vậyvì saoCông ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn lại cho thuê đất để kinh doanh một cách công khai như vậy?Và chỉ khi báo chí đồng loạt lên tiếng phản ánh thì lãnh đạo công ty mới có ý kiến?

Để duy trì hoạt động của Thảo cầm viên thì người quản lý cần có phương án phù hợp để kích cầu khách hàng, khiến khách hàng chọn Thảo cầm viên là điểm đếnđể tăng doanh thu, không thể viện dẫn vì cần kinh phí duy trì hoạt động mà cắt đất công của Thảo cầm viên ra cho thuê.Nếu làm vậy mà được xem là hiệu quả thì thiết nghĩ cần xem lại năng lực quản lý của ban lãnh đạoCông ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn.

Bài, ảnh: Ngọc Thạnh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều gì đang làm thay đổi Thảo cầm viên Sài Gòn?​