Theo báo Tiền Phong, cơ quan công an đã áp dụng chứng cứ điện tử để lập hồ sơ điều tra dấu hiệu liên quan của các nhà mạng trong đường dây đánh bạc do Phan Sào Nam cầm đầu. Gần như chắc chắn, dấu hiệu thu lời của một số nhà mạng điện thoại đã được xem xét. Nguồn lợi nhuận này có thể bị thu hồi sau khi được làm rõ.

Điều tra số tiền đánh bạc 'chảy' qua các nhà mạng

Dương Lê - Tiền Phong | 16/03/2018, 15:06

Theo báo Tiền Phong, cơ quan công an đã áp dụng chứng cứ điện tử để lập hồ sơ điều tra dấu hiệu liên quan của các nhà mạng trong đường dây đánh bạc do Phan Sào Nam cầm đầu. Gần như chắc chắn, dấu hiệu thu lời của một số nhà mạng điện thoại đã được xem xét. Nguồn lợi nhuận này có thể bị thu hồi sau khi được làm rõ.

Để tham gia đánh bạc qua game bài Rikvip liên quan đến ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu Thiếu tướng, Cục trưởng C50 Bộ Công an, người chơi phải nạp tiền bằng thẻ điện thoại của 3 nhà mạng lớn là Vinaphone, Mobifone và Viettel. Vậy các nhà mạng đã hưởng lợi bao nhiêu?

Được biết, đến nay cơ quan công an đã có thông báo, hoặc làm việc với ba nhà mạng Viettel, Mobifone và Vinaphone để trao đổi, thu thập tài liệu phục vụ công tác điều tra vụ án đánh bạc trên.

Ba nhà mạng Vinaphone, Mobiphone và Viettel liên quan thế nào đến đường dây đánh bạc nghìn tỉnày? Nguồn tin củaTiền Phongcho biết: Trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, một số nhà mạng từng nhận được cảnh báo của cơ quan thanh tra chuyên ngành nêu quan điểm về dấu hiệu hoạt động bất minh của các công ty của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam. Gần như chắc chắn, dấu hiệu thu lời của một số nhà mạng điện thoại đã được xem xét. Một nguồn tin cho biết, nguồn lợi nhuận này có thể bị thu hồi sau khi được làm rõ.

Cũng theo nguồn tin này, việc chuyển hóa chứng cứ từ 42 triệu tài khoản (theo cách hiểu “truyền thống” thì có 42 triệu người chơi bạc game online) thành chứng cứ vật chất, đối với CQĐT là một khó khăn, vì phải có khoảng 42 triệu lời khai thể hiện trong hồ sơ điều tra. Do một con bạc có thể lập ra nhiều tài khoản, nên cơ quan tố tụng đã phải áp dụng chứng cứ điện tử để lập hồ sơ điều tra.

Trong một diễn biến khác, chiều 15.3, Văn phòng Chính phủ đã phát đi văn bản của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, giao các cơ quan rà soát và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý việc sử dụng các hình thức thanh toán trên internet liên quan tới các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Văn phòng Chính phủ, qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động internet thời gian qua, nổi lên hiện tượng tội phạm công nghệ cao, tội phạm trên internet sử dụng một số hình thức thanh toán mới để thanh toán cho các hoạt động phi pháp như đánh bạc, mua bán hàng hóa, dịch vụ phi pháp,...

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, trong tháng 5.2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý đối với việc sử dụng các hình thức thanh toán trên internet, đặc biệt là các hoạt động thanh toán liên quan tới các hành vi phạm pháp luật (trốn thuế, đánh bạc, rửa tiền,...).

Theo Dương Lê (Tiền Phong)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều tra số tiền đánh bạc 'chảy' qua các nhà mạng