Có một thực tế là vai chính của Disney chẳng bao giờ chịu yên phận với hôn nhân truyền thống. 

Disney đã ngầm ủng hộ tình yêu đồng tính từ rất lâu (Phần cuối)

Một Thế Giới | 28/04/2014, 18:34

Có một thực tế là vai chính của Disney chẳng bao giờ chịu yên phận với hôn nhân truyền thống. 

Nàng tiên cá Ariel khiến phụ hoàng tức giận khi bày tỏ mong muốn kết hôn với một con người; Belle bác bỏ lời cầu hôn của Gaston trước sự chứng kiến của của toàn bộ thị trấn; Jasmine từ chối kết hôn với gia đình hoàng tộc; Pocahontas không chấp nhận “lên xe hoa” cùng một chiến binh bộ tộc; và cuối cùng, Hoa Mộc Lan từ chối lời mai mối thông thường. 
Disney vẫn luôn kết thúc phim bằng một cuộc hôn nhân dị tính thế nhưng các chuyến phiêu lưu đều liên quan đến việc từ chối những kỳ vọng của cha mẹ và xã hội, và truyền tải thông điệp: "Tự do kết hôn với bất cứ ai mà bạn yêu thích", vốn là câu tuyên truyền thường thấy của cộng đồng LGBT.
Disney da ngam ung ho tinh yeu dong tinh tu rat lau (Phan cuoi)
 Hoa Mộc Lan
Trong chuyên đề Rắc rối giới tính, nhà tâm lý học Judith Butler đã chỉ ra giới tính là một phần dựa trên ngoại hình và sự xuất hiện. Có một thực tế là Disney thường có xu hướng “bẻ cong” giới tính dựa trên sự tạo hình nhân vật. Một ví dụ điển hình, nhân vật Thần đèn trong Aladdin luôn xuất hiện với hình ảnh những người phụ nữ, với phục trang đầy nữ tính, thậm chí diện cả đồ lót màu mè ở nhiều khoảnh khắc trong phim. Thậm chí mối tình của Aladdin với công chúa Jasmine còn ít “đất diễn” hơn tình bạn của Aladin với Thần đèn. Quyết định giải phóng thần đèn vào cuối phim cũng là một quyết định đầy tính “cách mạng”.
Disney da ngam ung ho tinh yeu dong tinh tu rat lau (Phan cuoi)
Aladin và cây đèn thần 
Một ví dụ khác, Hoa Mộc Lan đã luôn xuất hiện với tạo hình nam tính. Phim cũng mang lại hiệu suất đáng kể với những màn nam giả nữ, nữ giả nam. Bài hát I Want (Tôi muốn) của Hoa Mộc Lan trở thành bản “quốc ca” để những đứa trẻ bị “tạo hóa trêu đùa” ngân nga một cách đầy tự hào. 
Tinh tế hơn, hoàn cảnh trưởng thành của nhân vật chính Disney cũng thường gợi nhớ đến sự khó khăn về nhận thức khi trưởng thành của các trẻ em đồng tính. Trong cuốn sách The Queer Child (Đứa trẻ kỳ lạ), tiểu thuyết gia Kathryn Bond Stockton cho rằng sự khác biệt không chỉ là về đồng tính, mà còn là phát triển theo những cách không bình thường khiến cho đứa trẻ bị bỏ rơi. Đầu tiên trong danh sách là những nhân vật "phát triển bất bình thường" như Pinocchio với chiếc mũi dài, voi Dumbo với chiếc tai khổng lồ, công chúa Rapunzel với mái tóc dài như mây.
Disney da ngam ung ho tinh yeu dong tinh tu rat lau (Phan cuoi)
 Cậu bé rừng xanh
Kiểu nhân vật thứ hai là "chậm phát triển" như Peter Pan và Mowgli trong The Jungle Book (Cậu bé rừng xanh), Peter Pan muốn ở lại thiên đường Neverland còn Mowgli muốn lưu lại trong rừng để mãi không bao giờ trưởng thành. 
Tương tự vậy, những nhân vật bị nguyền rủa tại lâu đài của quái vật trong Beauty and the Beast không thể phát triển một cách đúng nghĩa cho đến khi lời nguyền được phá bỏ và họ trở lại với hình hài con người. “Thằng gù” Quasimodo và “công chúa tóc mây” Rapunzel đã bị nhốt trong tháp kín và sống cuộc đời tách biệt của mình tại đây, tránh xa xã hội của những người lớn.
Disney da ngam ung ho tinh yeu dong tinh tu rat lau (Phan cuoi)
Thằng gù nhà thờ Đức Bà 
Disney da ngam ung ho tinh yeu dong tinh tu rat lau (Phan cuoi)
 Công chúa Rapunzel trong Tangled
Thứ ba, đó là kiểu nhân vật "động vật có nhận thức", thể hiện các con vật nuôi phản ánh đời sống nội tâm những chủ nhân kỳ lạ của chúng. Rất nhiều động vật trong phim Disney phản ánh những cảm xúc của chủ nhân trong các bộ phim có nhân vật chính của con người. Chú dế mèn Jiminy Cricket đại diện cho lương tâm của Pinocchio, chú cá nuôi của công chúa Ariel phản ánh niềm vui hay nỗi buồn của nàng tiên cá. Thậm chí cả nhân vật phản diện cũng có những con vật nuôi gián tiếp thể hiện tính cách của mình như con vẹt Iago của tên phù thủy Jafar gian ác.
Disney da ngam ung ho tinh yeu dong tinh tu rat lau (Phan cuoi)
Như vậy, những bộ phim của Disney luôn thể hiện được cả hai mặt truyền thống và nổi loạn. “Ông hoàng hoạt hình” luôn cống hiến những câu chuyện công chúa hoàng tử lành mạnh cho khán giả nhí toàn cầu, trong khi cũng luôn tinh tế hấp dẫn cho đối tượng trẻ em đồng tính.
Thông qua kết thúc có hậu thường thấy cho những nhân vật bị ruồng bỏ và kỳ quặc, những bộ phim của Disney luôn giáo dục trẻ em sâu sắc rằng sự khác biệt không phải là một điều xấu.

Bảo Nguyên (The Atlantic)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công bố kết quả kiểm tra sau phản ánh 'giá vé máy bay tăng cao'
Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo về kết quả rà soát, kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Disney đã ngầm ủng hộ tình yêu đồng tính từ rất lâu (Phần cuối)