Ngay khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thừa Thiên – Huế cơ bản được kiểm soát, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã nhanh chóng có mặt tại tâm dịch tỉnh Bắc Giang để làm nhiệm vụ.

Đoàn bác sĩ mang thế mạnh y học từ Huế đến Bắc Giang, cố giảm thiểu ca tử vong do COVID-19

Quế Sơn | 06/06/2021, 20:32

Ngay khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thừa Thiên – Huế cơ bản được kiểm soát, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã nhanh chóng có mặt tại tâm dịch tỉnh Bắc Giang để làm nhiệm vụ.

Sáng 28.5, Ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã công bố khỏi bệnh và cho xuất viện 4/5 bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại đơn vị, bệnh nhân còn lại cũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 và đang trong thể trạng ổn định, chờ ngày xuất viện. Đó là tin vui với người dân vì gần 1 tháng qua, toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế không phát hiện thêm một ca mắc COVID-19 nào.

Huế bắt đầu bình yên, các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã bắt đầu được chính quyền dần nới lỏng, người dân hân hoan vui mừng và xen lẫn phần tự hào. Thành công đó của Thừa Thiên – Huế đến từ sự quyết liệt trong công tác phòng dịch của cả hệ thống chính quyền và phần công sức không nhỏ từ những bác sĩ nơi tuyến đầu.

z2523138363735_a4d4fe1d25a75276eeaf8cbf73765cd2.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tiễn đoàn bác sĩ lên đường - Ảnh: QS

Ngành y tế và đặc biệt là những bác sĩ ở Thừa Thiên - Huế đã không phụ lòng tin của người dân. 3 ngày sau khi điều trị thành công các ca bệnh tại địa phương, đoàn bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế đã hưởng ứng ngay lời đề nghị của Bộ Y tế và lời kêu gọi của tỉnh bạn để cấp tốc lên đường chi viện Bắc Giang dập dịch.

Ngày đoàn công tác lên đường đi chi viện, đích thân ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã đến để tiễn đoàn lên đường. Tại đó, ông Thọ chỉ nói ngắn gọn với các bác sĩ rằng: “Các bạn là niềm tự hào của Huế, các bạn đi, hãy mang thế mạnh y tế của Huế đến giúp người dân tỉnh bạn và khi trở về người dân Huế sẽ hân hoan đón chào các bạn!”.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, với vai trò trưởng đoàn chi viện đã nhận bó hoa động viên và gửi kèm lời hứa sẽ dốc hết sức cùng đoàn công tác phối hợp với tỉnh bạn nhanh chóng chiến thắng COVID-19.

z2536401170444_451e30e2aa1e5db5370663d798f83fa6.jpg
Các bác sĩ nhanh chóng bắt tay vào sắp xếp trung tâm hồi sức tích cực - Ảnh: BS

Đoàn chi viện tỉnh Bắc Giang của Bệnh viện Trung ương Huế gồm những bác sĩ đầu ngành về hồi sức, dinh dưỡng và chống nhiễm khuẩn. Trong 18 thành viên lên đường chi viện, có tới 2 tiến sĩ giữ chức phó giám đốc bệnh viện là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân và Tiến sĩ Nguyễn Đức Hoàng. Cả 2 người này đều giữ vai trò chủ chốt trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 thời gian vừa qua tại bệnh viện, đặc biệt là đợt điều trị những ca nặng chuyển ra từ Đà Nẵng đợt dịch tháng 7.2020.

Thế mạnh hồi sức

Sau khi có mặt tại tỉnh Bắc Giang, đoàn chi viện của Bệnh viện Trung ương Huế cùng với các bác sĩ đến từ Đà Nẵng đã được Bộ Y tế phân công phụ trách Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19. Đây là Bệnh viện dã chiến được lắp đặt với quy mô lớn nhất từ trước đến nay với tổng cộng 101 giường hồi sức tích cực, cùng trang thiết bị hiện đại nhất được Bộ Y tế ưu tiên điều động. Dự kiến bệnh viện dã chiến này sẽ tiếp nhận và điều trị những ca nhiễm COVID-19 tiên lượng nặng tại Bắc Giang.

Chiều 5.6, bệnh viện dã chiến này đã được hoàn thành và tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên, tính đến tối 6.6 đã có ít nhất 15 ca nặng đã được chuyển đến điều trị. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân cho biết: “Hiện tại, mọi công việc của chúng tôi tại tỉnh Bắc Giang đang rất thuận lợi khi được sở Y tế địa phương tạo điều kiện tốt nhất”.

z2536573393991_d06f4c9f663cbcd86614a7b9a419fa5c.jpg
Đội bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế cứu chữa các bệnh nhân COVID-19 ở trung tâm hồi sức - Ảnh: BS
z2536573426576_1a918b4b0ad479cab20638ccb97694c8.jpg
Mục tiêu của các bác sĩ là giảm thiểu các ca tử vong do COVID-19 - Ảnh: BS

Dự kiến trong những ngày tới sẽ có thêm nhiều ca bệnh COVID-19 được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang sang Trung tâm Hồi sức tích cực. Các đặc thù của bệnh nhân COVID-19 trở nặng sẽ là suy hô hấp, tuần hoàn… Tại Trung tâm Hồi sức những kỹ thuật cao về hồi sức như hồi sức suy hô hấp, hồ sức tim, phổi, thận… và cả các kỹ thuật hiện đại nhất như trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO) sẽ được triển khai.

Hiện tại, ở trung tâm hồi sức tích cực, các bác sĩ của Huế đang nỗ lực giành lại sự sống cho bệnh nhân 84 tuổi mang nhiều bệnh nền, đang trong tình trạng phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu CRRT, vượt quá chỉ định ECMO. Ngoài ra, có 3 bệnh nhân đang thở HFNC (liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi), tiến triển nặng dần và có thể phải chuyển sang thở máy bất cứ lúc nào và nhiều người khác đang phải thở bằng oxy. 2 bệnh nhân từ thở HFNC vừa chuyển sang thở máy.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân khẳng định mục tiêu của đoàn Huế và nhiều đoàn bác sĩ khác tại Trung tâm hồi sức tích cực ở Bắc Giang là làm mọi cách để hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do COVID-19, đồng thời điều trị các bệnh nhân tiến triển tốt nhanh chóng trở về với cộng đồng.

Ngoài việc tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân COVID-19 tiến triển nặng, các bác sĩ tại Trung tâm hồi sức tích cực kế hoạch sẽ chia thành 2 nhóm. 1 nhóm theo dõi điều trị cho các bệnh nhân tại trung tâm, nhóm còn lại sẽ tham gia hỗ trợ cho các bệnh viện khác tại Bắc Giang như bệnh viện Phổi và bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đoàn bác sĩ mang thế mạnh y học từ Huế đến Bắc Giang, cố giảm thiểu ca tử vong do COVID-19