Đến cuối tháng 5 vừa qua đã có khoảng gần 25 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam "thoái lui" khỏi thị trường EU.

Doanh nghiệp cá tra Việt Nam lần lượt 'thoái lui' khỏi thị trường EU

Tuyết Nhung | 13/07/2021, 12:51

Đến cuối tháng 5 vừa qua đã có khoảng gần 25 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam "thoái lui" khỏi thị trường EU.

Tính đến cuối tháng 6 vừa qua có khoảng 60% dân số trên toàn Liên minh châu Âu (EU) (tức 220 triệu người) đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin ngừa COVID-19. So với cùng kỳ năm ngoái, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà nhập khẩu đang ổn định trở lại. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục giảm.

ca-tra-110620.jpg
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam chưa thoát khỏi tăng trưởng âm - Ảnh: Internet

Tính đến nửa đầu tháng 6, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 51 triệu USD, giảm 21% so với năm 2020. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là tại sao giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường này mãi chưa thoát khỏi tăng trưởng âm ít nhất hai năm trở lại đây.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 13.7 cho biết 5 tháng đầu năm 2021, giá cá tra xuất khẩu trung bình sang thị trường EU vẫn dao động xung quanh mức 2,35 USD/kg, mức tương đương so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các khách hàng nhập khẩu lại yêu cầu mua hàng chất lượng cao hơn nhưng giá thấp hơn nên nhiều doanh nghiệp cá tra khó có thể tiếp tục duy trì doanh thu, thị phần ở thị trường này.

Đến cuối tháng 5 vừa qua đã có khoảng gần 25 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam "thoái lui" khỏi thị trường EU. Một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường EU phản ánh rằng, trong nửa đầu năm nay, nhiều nhà nhà nhập khẩu cho biết họ phải đối mặt với khó khăn về tài chính do nhu cầu tiêu thụ cá thịt trắng, trong đó có cá tra tại nhiều thị trường của khu vực chưa tăng, trong khi chi phí logistic, chi phí vận chuyển... tăng đáng kể. Nhiều khách hàng EU đã chủ động đề nghị được giảm mua, hủy hoặc hoãn các đơn hàng đã ký hoặc sắp sửa ký.

Theo đánh giá của một số doanh nghiệp cá tra, để giữ được mức giá xuất khẩu sang EU ổn định so với cùng kỳ năm ngoái là một cố gắng không nhỏ vì từ đầu năm nay, chi phí đầu vào cho sản xuất, nuôi trồng, chế biến đã tăng mạnh. Giá nguyên liệu vật tư tăng 3-4 đợt, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho hoạt động của nhà máy cũng tăng từ 5-25%: găng tay, nhựa, bao bì, băng keo... giá thức ăn thủy sản cũng tăng từ 15-20%, chưa kể tiền lương người lao động, cước vận tải biển tăng từ 5-7 lần... Do vậy, hầu hết nhà chế biến cá tra không chấp nhận được đề nghị giảm giá từ khách EU sẽ "bỏ cuộc", lặng lẽ chuyển hướng sang các thị trường khác.

Hầu hết các sản phẩm cá tra được cung cấp thông qua các nhà nhập khẩu và bán buôn và cuối cùng là dịch vụ bán lẻ và thực phẩm trên khắp châu Âu. Các nhà nhập khẩu chuyên dụng sẽ nhập khẩu các sản phẩm cá tra bằng tàu container (đối với các sản phẩm đông lạnh) sang Châu Âu. Họ sẽ bán cá tra trực tiếp cho các phân khúc thị trường có liên quan hoặc gia tăng giá trị cho sản phẩm cá tra trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Các phân khúc thị trường cuối cùng của châu Âu có liên quan nhất đối với cá tra là dịch vụ bán lẻ và thực phẩm ở Bắc Âu. Cá tra được đưa đến đó thông qua các nhà nhập khẩu và bán buôn.

Hiện nay, Bangladesh và Trung Quốc là hai đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt Nam, tuy số lượng nhập khẩu từ hai thị trường này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng giá trị nhập khẩu lại ngày càng tăng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp cá tra Việt Nam lần lượt 'thoái lui' khỏi thị trường EU