Theo dự báo, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt 45-50 tỉ USD. Đây được xem là một ưu thế lớn để thúc đẩy sự hợp tác và đầu tư của Mexico vào Việt Nam trong thời gian tới.

Doanh nghiệp Mexico muốn đầu tư vào ngành may Việt Nam

tuyetnhung | 25/08/2016, 06:32

Theo dự báo, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt 45-50 tỉ USD. Đây được xem là một ưu thế lớn để thúc đẩy sự hợp tác và đầu tư của Mexico vào Việt Nam trong thời gian tới.

Nằm trong chương trình khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư trong lĩnh vực dệt may với Việt Nam, ngày 24.8, đoàn doanh nghiệp dệt may Mexico đã có buổi hội thảo và tiếp xúc với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tại Hà Nội với chủ đề “Hợp tác thương mại, đầu tư dệt may Việt Nam - Mexico”.

Tại buổi tiếp xúc, ông Lê Hoàng Tài – Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết việc tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cùng việc tham gia tích cực của cả hai nước vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác của khu vựcsẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp dệt may hai nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầuthông qua tăng cường hợp tác kinh doanh và đầu tư, trao đổi tự do về nguyên liệu, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, để cung cấp cho thị trường hai nước nói riêng và thế giới nói chung các sản phẩm cạnh tranh.

Về phía Mexico, bà Sara Valdés Bolãno, Đại sứ Mexico tại Việt Nam đánh giá đây sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp hainước tìm hiểu lẫn nhau để tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư trong lĩnh vực dệt may. Trong khi đó,đề cập đến sựhợp tác giữa hai nước, ông Alfonso Juan Ayub, Chủ tịch Phòng Công nghiệp dệt Mexico lại cho rằngngành dệt may Việt Nam và Mexico hiện vẫn chưa phát huy được tiềm năng, cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư. Ông Alfonso cũng nhìn nhận mặc dù Việt Nam với số dân ít hơn Mexico, nhưng Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dệt mayđứng thứ 2vào Hoa Kỳ, trong khi đó Mexico chỉ đứng thứ 6.

Dệt may Việt Nam là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hơn nữa, ngành lại có nhiều lợi thế khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: TPP, FTA Việt Nam – EU có hiệu lực sẽ mang đến cho ngành những ưu thế lớn. Theo dự báo, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt 45 - 50 tỉ USD. Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch,kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết nắm bắt được những lợi thế từ thị trường Việt Nam, những nền kinh tế có thế mạnh về công nghiệp hỗ trợ sản xuất sợi, vải như: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc chưa tham gia TPP, đang chuyển mạnh sang đầu tư tại Việt Nam để hưởng lợi thế về ưu đãi thuế quan giảm dần về 0%, khi TPP có hiệu lực.

Những vấn đề hiện nay các doanh nghiệp dệt may Mexico quan tâm trong việc hợp tác đầu tư tại Việt Nam là: cơ sở vật chất, điện, nước, thuế, chi phí lao động, đất đai… Trong chương trình làm việc tại Việt Nam lần này, đoàn doanh nghiệp Mexico dự kiến sẽ thăm và làm việc với Viện Dệt may Việt Nam, thăm 7 nhà máy dệt may tại khu công nghiệp dệt may Phố Nối (Hưng Yên), thămcác doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội và TP.HCM để nghiên cứu quy trình và thúc đẩy các khả năng hợp tác từ sản xuất nguyên liệu cho đến thành phẩm may mặc với các đối tác Việt Nam.

Mexico hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ, là cửa ngõ đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường nội địa các nước khu vực Mỹ Latinh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 7 tháng đầu năm 2016 đạt 1.294 tỉ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Mexico đạt 1,33 tỉ USD, nhập khẩu từ Mexico là 261 triệu USD. Việt Nam xuất siêu vào Mexico 772 triệu USD.

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Mexico năm 2016 có nhiều thay đổi so với cùng kỳnăm ngoái. Những mặt hàng tiếp tục có triển vọng phát triển mở rộng thị trường gồm: cà phê và nông thủy sản, điện tử và linh kiện máy móc thiết bị phụ tùng, da giày, và đặc biệt là dệt may. Dệt may thuộc nhóm mặt hàng được đánh giá có triển vọng mở rộng thị trường, khi Hiệp định TPP có hiệu lực, trong đó Việt Nam và Mexico đều là những quốc gia thành viên. Thương mại hai chiều Việt Nam – Mexico, trong đó có dệt may, được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng đột phá trong tương lai gần, nếu thực hiện thành công các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư, liên quan trong khuôn khổ Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế Mexico đã được được ký kết.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp Mexico muốn đầu tư vào ngành may Việt Nam