Lương khối doanh nghiệp nhà nước năm 2015 đang cao hơn khối doanh nghiệp tư nhân khoảng 41% và cao hơi khối doanh nghiệp FDI khoảng 29%.

Doanh nghiệp nhà nước trả lương cao hơn DN tư nhân gần gấp rưỡi

Một Thế Giới | 21/01/2016, 08:58

Lương khối doanh nghiệp nhà nước năm 2015 đang cao hơn khối doanh nghiệp tư nhân khoảng 41% và cao hơi khối doanh nghiệp FDI khoảng 29%.

Theo số liệu thống kê do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2015, tiền lương năm 2015 có xu hướng ổn định và tăng khá so với năm 2014, lương bình quân là 5,53 triệu đồng/người/tháng, tăng khoảng 8% so với năm 2014.

Cụ thể, lương bình quân của lao động tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 7,04 triệu đồng/tháng (tăng 8%), doanh nghiệp tư nhân là 4,99 triệu đồng/tháng (tăng 6%), doanh nghiệp FDI là 5,47 triệu đồng/tháng (tăng 9%).
Thống kê cũng cho hay tùy theo từng ngành nghề, mức tăng lương cũng khác nhau. Ngành thương mại, dịch vụ lương bình quân là 6,32 triệu đồng/người/tháng, tăng 8,8%. Nông-lâm-ngư nghiệp ước lương bình quân là 4,45 triệu đồng/người/tháng, tăng 3%.
Lương bình quân của lao động trong ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng khoảng 5,34 triệu đồng/người/tháng, tăng 11%. Ngành dệt may có mức lương khoảng 4,54 triệu đồng (tăng 7,5%), da giày 4,5 triệu đồng (tăng 8,9%).

Ngành chế biến thủy sản lương bình quân khoảng 4,97 triệu đồng, tăng 4,9%, chế biến gỗ 5,23 triệu đồng, tăng 5,3%.

Như vậy, lương khối doanh nghiệp nhà nước năm 2015 đang cao hơn khối doanh nghiệp tư nhân khoảng 41% và cao hơi khối doanh nghiệp FDI khoảng 29%.

Cũng theo thống kê, tiền lương của người lao động trong một số ngành nghề như cao su, dầu khí... bị sụt giảm trong năm 2015, mặc dù năng suất lao động theo sản lượng vẫn tăng.

Nguyên nhân được cho là tình hình giá cả thị trường thế giới làm cho doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp đều sụt giảm mạnh nên tiền lương của người lao động cũng bị ảnh hưởng. 

Cụ thể, ngành cao su với khoảng 120.000 lao động, năng suất lao động theo sản lượng tăng khoảng 6%, nhưng do giá bán giảm (hiện nay còn khoảng 31 triệu/tấn) nên tiền lương giảm khoảng 4-5%.

Đồng thời, một số doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi giá dầu thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam có năng suất lao động theo sản lượng khai thác tăng 7%, nhưng do giá dầu giảm mạnh nên tiền lương giảm bình quân 3-5% so với năm trước.

Theo bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong tổng số trên 13.000 doanh nghiệp báo cáo về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, vẫn còn 14 doanh nghiệp (ở 8 tỉnh, thành phố) nợ khoảng 16,5 tỉ đồng tiền lương của 2.300 lao động.

Theo  bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, thu nhập trong DNNN và doanh nghiệp FDI luôn cao nhất, thậm chí trong những năm gần đây, thu nhập trong DNNN còn vượt cả FDI. Điều này là do các DNNN thường có quy mô lớn.

Bà Lan Hương cho hay trong nền kinh tế của Việt Nam, 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gần 3% còn lại tập trung nhiều vào DNNN và theo nguyên tắc khu vực kinh tế quy mô hơn thì tiền lương phải cao hơn.

Hoàng Long

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp nhà nước trả lương cao hơn DN tư nhân gần gấp rưỡi