Nhiều doanh nghiệp vận tải đã điều chỉnh tăng giá cước để bù chi phí do giá xăng dầu tăng phi mã.

Doanh nghiệp vận tải: Đau đầu tăng giá cước, không tăng lỗ nặng

Tuyết Nhung (tổng hợp) | 14/03/2022, 07:11

Nhiều doanh nghiệp vận tải đã điều chỉnh tăng giá cước để bù chi phí do giá xăng dầu tăng phi mã.

Giá xăng dầu tăng cao phi mã khiến cho nhiều doanh nghiệp vận tải rơi vào cảnh khó khăn. Theo đó, taxi công nghệ, một số hãng taxi truyền thống và hãng xe khách đã bắt đầu điều chỉnh giá cước để thích ứng với những biến động về giá xăng dầu và giá tiêu dùng.

275220738_354188873291486_5160848051758040601_n.jpg
Giá xăng tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp vận tải buộc phải tăng giá cước - Ảnh: Tuyết Nhung

Ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM cho biết, giá xăng dầu tăng cao gây áp lực lớn đến các doanh nghiệp taxi. Hiện tại, các doanh nghiệp đang gồng mình để ứng phó, tuy nhiên nếu Chính phủ không điều chỉnh để kéo giảm giá xăng dầu trong thời gian tới thì buộc các doanh nghiệp taxi phải tăng giá cước. Khi đó, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, đại diện bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, đến nay đã có 20 nhà xe đề xuất tăng giá vé, tỷ lệ tăng trung bình 26%. Trong hoạt động vận tải hành khách thì giá xăng dầu chiếm khoảng 20-30% cơ cấu giá vé. Từ đầu năm 2022 đến nay, xăng dầu liên tục tăng khoảng 6%, trong khi đó, lượng hành khách giảm khoảng 40%-50% so với cùng thời điểm các năm trước dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nên buộc phải điều chỉnh giá vé.

Tương tự, nhiều doanh nghiệp tại bến xe Miền Tây (quận Bình Tân, TP.HCM) cũng đã gửi kê khai điều chỉnh tăng giá vé đến cơ quan chức năng. Đại diện bến xe Miền Tây cho hay, sau khi các doanh nghiệp kê khai điều chỉnh giá vé, đơn vị sẽ gửi đến Sở Giao thông Vận tải các tỉnh thành, khi được chấp nhận thì nhà xe mới được tăng giá và niêm yết ở các quầy bán vé.

Grab Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 10.3, đơn vị này sẽ chính thức điều chỉnh giá cước của một số dịch vụ nhằm thích ứng với những biến động về giá xăng dầu và giá tiêu dùng. Theo đó, với dịch vụ gọi xe ôtô GrabCar, giá cước điều chỉnh đối với dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại TP.HCM và Hà Nội tăng 2.000 đồng/km, lên mức 29.000 đồng cho 2km đầu tiên và giá cước mỗi km tiếp theo là 10.000 đồng; Grab 7 chỗ là 34.000 đồng cho 2km đầu tiên và giá cước mỗi km tiếp theo là 13.000 đồng.

Dịch vụ taxi công nghệ có giá cước cao nhất của Grab là GrabCar Protect 7 chỗ tại TP.HCM được điều chỉnh lên mức 38.600 đồng cho 2 km đầu tiên và 13.900 đồng mỗi km tiếp theo; tại Hà Nội là 34.300 đồng cho 2 km đầu tiên và cho 2 km đầu tiên và 11.800 đồng mỗi km tiếp theo. Giá cước trên chưa bao gồm thời gian di chuyển sau 2 km đầu tiên, dao động từ 430-590 đồng mỗi phút theo từng dịch vụ và thành phố.

Ở các tỉnh thành khác, dịch vụ GrabCar cũng tăng giá cước tại các tỉnh thành như Lâm Đồng, Bắc Ninh, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Huế, Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Vĩnh Phúc, phổ biến ở mức 27.500 đồng cho 2km đầu tiên, dao động khoảng 10.000-12.400 đồng cho mỗi km tiếp theo với dịch vụ Grabcar 4 chỗ.

Grab Việt Nam cho biết, giá cước trên chưa bao gồm phí nền tảng và các loại phụ phí khác, đồng thời có thể bị điều chỉnh linh động khi nhu cầu tăng cao, dựa theo khu vực và thời điểm trong ngày. Đại diện Grab lý giải, việc điều chỉnh là để thích ứng với những biến động về giá xăng dầu và giá tiêu dùng. Việc điều chỉnh giá cước cũng sẽ giúp bù đắp một phần chi phí vận hành của đối tác tài xế.

Không chỉ vận tải hành khách, lĩnh vực vận tải logistics nội địa cũng đã đồng loạt tăng giá để bù vào chi phí xăng dầu. Bên cạnh những doanh nghiệp sẵn sàng tăng giá cước theo xăng dầu thì nhiều doanh nghiệp vận tải khác vẫn đang lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan vì tăng giá cước sẽ mất khách, không tăng thì lỗ nặng.

Bài liên quan
Giá xăng trước áp lực chạm ngưỡng 30.000 đồng/lít vào ngày mai
Theo các doanh nghiệp, giá xăng đang chịu sức ép tăng 2.000-3.000 đồng mỗi lít nên ngày mai giá mặt hàng này có thể tăng lần thứ 7 liên tiếp từ đầu năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp vận tải: Đau đầu tăng giá cước, không tăng lỗ nặng