Giá xăng dầu tăng phi mã đang kéo theo hàng loạt mặt hàng tăng giá theo, khiến người dân không khỏi hoa mắt, chóng mặt.

Chóng mặt vì giá cả leo thang, người dân mong chờ xăng giảm giá

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 13/03/2022, 17:27

Giá xăng dầu tăng phi mã đang kéo theo hàng loạt mặt hàng tăng giá theo, khiến người dân không khỏi hoa mắt, chóng mặt.

Thực phẩm tăng giá

Hiện mỗi lít xăng RON95 đang được bán đến tay người tiêu dùng với giá 29.820 đồng, mức cao nhất từ trước tới nay, xăng E5RON92 có giá 28.980 đồng mỗi lít, dầu hoả tăng lên 23.910 đồng một lít. Dầu diesel là 25.260 đồng một lít. Dầu mazut là 20.980 đồng một kg. Đây là lần thứ 7 giá xăng tăng liên tiếp và lên mức cao nhất lịch sử từ năm 2005 đến nay.

248946267_1006534193524921_9204559827695874540_n.jpg

Giá xăng dầu tăng cao kéo theo nhiều mặt hàng thực phẩm cũng lên giá. Theo ghi nhận của PV tại các chợ dân sinh khu vực Hà Nội như: Kim Liên, Định Công, Nam Đồng, Thái Hà, Láng Hạ..., nhiều mặt hàng thực phẩm đã có dấu hiệu tăng giá. Trong đó, rau xanh giữ giá cao: súp lơ 15.000 - 20.000 đồng/cái, xà lách 50.000 đồng/kg, rau xanh có giá từ 8.000 - 10.000 đồng/mớ. Các mặt hàng thịt lợn, thịt bò, thịt gà cũng tăng giá khoảng 5 - 10%.

Nhiều mặt hàng trái cây như: xoài cát, măng cụt, sầu riêng... cũng tăng giá từ 10 - 20%. Các tiểu thương lý giải giá các mặt hàng thực phẩm, trái cây tăng chủ yếu là do giá cước vận tải tăng vì giá xăng dầu đã tăng lên nhiều so với tháng trước.

Không chỉ vậy, tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng kinh doanh ẩm thực cũng chịu tác động mạnh từ giá xăng tăng cao.

Tổng cục Thống kê cho biết, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2.2022 tăng 1% so với tháng trước, tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12.2021.

Sự tăng giá đồng loạt của hàng hóa đã được Tổng cục Thống kê ghi nhận với 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá trong tháng 2/2022. Trong đó, lương thực tăng 0,35%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 1,69%, tác động tăng 0,36 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,68%, tác động tăng 0,15 điểm phần trăm.

275075950_735266811212042_6420231959422725699_n.jpg

Một trong những mặt hàng tác động mạnh nhất đến cuộc sống người dân và nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao là xăng dầu. Do tác động của giá dầu thô thế giới, giá xăng dầu trong nước đã lên mức cao nhất kể từ năm 2005 đến nay. Tính toán của Tổng cục Thống kê cho thấy, chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.

Doanh nghiệp vận tải "toát mồ hôi", điều chỉnh giá cước

Giá xăng dầu tăng cao khiến cho các doanh nghiệp vận tải rơi vào cảnh khó khăn. Theo đó, taxi công nghệ, một số hãng taxi truyền thống và hãng xe khách đã bắt đầu điều chỉnh giá cước để thích ứng với những biến động về giá xăng dầu và giá tiêu dùng.

275103402_670162240767843_2841676102985984809_n.jpg

Grab Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 10.3, đơn vị này sẽ chính thức điều chỉnh giá cước của một số dịch vụ nhằm thích ứng với những biến động về giá xăng dầu và giá tiêu dùng. Theo đó, với dịch vụ gọi xe ôtô GrabCar, giá cước điều chỉnh đối với dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại TP.HCM và Hà Nội tăng 2.000 đồng/km, lên mức 29.000 đồng cho 2km đầu tiên và giá cước mỗi km tiếp theo là 10.000 đồng; Grab 7 chỗ là 34.000 đồng cho 2km đầu tiên và giá cước mỗi km tiếp theo là 13.000 đồng.

Dịch vụ taxi công nghệ có giá cước cao nhất của Grab là GrabCar Protect 7 chỗ tại TP.HCM được điều chỉnh lên mức 38.600 đồng cho 2 km đầu tiên và 13.900 đồng mỗi km tiếp theo; tại Hà Nội là 34.300 đồng cho 2 km đầu tiên và cho 2 km đầu tiên và 11.800 đồng mỗi km tiếp theo. Giá cước trên chưa bao gồm thời gian di chuyển sau 2 km đầu tiên, dao động từ 430-590 đồng mỗi phút theo từng dịch vụ và thành phố.

Ở các tỉnh thành khác, dịch vụ GrabCar cũng tăng giá cước tại các tỉnh thành như Lâm Đồng, Bắc Ninh, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Huế, Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Vĩnh Phúc, phổ biến ở mức 27.500 đồng cho 2km đầu tiên, dao động khoảng 10.000-12.400 đồng cho mỗi km tiếp theo với dịch vụ Grabcar 4 chỗ.

Grab Việt Nam cho biết, giá cước trên chưa bao gồm phí nền tảng và các loại phụ phí khác, đồng thời có thể bị điều chỉnh linh động khi nhu cầu tăng cao, dựa theo khu vực và thời điểm trong ngày. Đại diện Grab lý giải, việc điều chỉnh là để thích ứng với những biến động về giá xăng dầu và giá tiêu dùng. Việc điều chỉnh giá cước cũng sẽ giúp bù đắp một phần chi phí vận hành của đối tác tài xế.

Anh Hoàng Hồng Nam - tài xế chuyên chạy xe tuyến Hà Nội -Nội Bài, cho hay trong năm, giá cước chỉ ở mức 200.000 đồng/lượt đi hoặc về, nhưng nay giá xăng đã tăng lên gần 30.000 đồng/lít thì anh buộc phải nâng giá cước mỗi cuốc lên 250.000 đồng/lượt. Nếu không tăng giá thì chắc chắn sẽ không đủ bù đắp chi phí, bởi vì chi phí cho xăng vào khoảng 90.000 đồng.

Chờ giá xăng giảm hợp lý

Trao đổi với PV Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, giá xăng tăng đã khiến giá nhiều mặt hàng từ vật tư đến tiêu dùng tăng từ 5 - 20%. Nếu giá xăng tiếp tục tăng lên 30% thì sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước, như: sức mua, năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, vốn còn đang yếu kém.

Trong khi giá cả liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng lên của giá xăng. Vị chuyên gia này cho rằng điều này sẽ gây bất lợi cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. "Trước những bất cập này, cần có sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành liên quan. Thời điểm này, người dân và doanh nghiệp đang rất trông chờ giá xăng được giảm xuống một cách hợp lý", ông Phú nhấn mạnh.

Đề xuất những thay đổi để giá xăng được giảm một cách hợp lý, ông Phú ví dụ, cơ chế điều hành xăng dầu 10 ngày/lần là chưa hợp lý, có thể giảm xuống còn 3 ngày/lần như ở các nước. Tôi cho rằng cần thay đổi thời gian điều chỉnh giá xăng dầu phù hợp với thực tiễn, nắm bắt kịp thời, quản lý chặt chẽ. Hay với việc giải quyết dự trữ nguồn cung xăng dầu trong nước thời gian tới như thế nào nếu tình hình biến động tăng lên.

"Trước mắt, tôi cho rằng cần nhanh chóng giảm một số loại thuế phí. Cụ thể, giảm thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế VAT, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 4.000 - 5.000 đồng/lít xăng", ông Phú nói

Ngoài ra, ông cho rằng cũng cần phải làm rõ vấn đề của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, điều hành lại công tác quản lý. Với công nghệ 4.0, việc kiểm kê tồn kho cần xử lý nhanh hơn, kiểm soát kỹ hơn...

Trước tình hình giá cả leo thang, Bộ Tài chính cho biết đang chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu phục vụ đời sống người dân, nhất là những mặt hàng có xu hướng tăng giá như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng...

Trên cơ sở đó, tăng cường triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá để góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu hàng hóa, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách để tăng giá bất hợp lý.

Bài liên quan
Giá xăng tăng phi mã, Bộ Tài chính có điều chỉnh giá cơ sở?
Sau 6 lần tăng giá liên tiếp, mỗi lít xăng RON95 hiện đang được bán đến tay người tiêu dùng ở mức 26.834 đồng/lít, xăng E5RON92 có giá 26.077 đồng/lít.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chóng mặt vì giá cả leo thang, người dân mong chờ xăng giảm giá