Ngày 16.6, buổi tọa đàm “Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Động lực cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long” đã diễn ra tại Trường đại học Cần Thơ.

Đổi mới sáng tạo hướng đến phát triển bền vững ĐBSCL

Văn Kim Khanh | 17/06/2023, 06:55

Ngày 16.6, buổi tọa đàm “Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Động lực cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long” đã diễn ra tại Trường đại học Cần Thơ.

sdmd-1.jpg
GS.TS Hà Thanh Toàn phát biểu khai mạc - Ảnh: Văn Kim Khanh

Đây là tọa đàm lần thứ 6 trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững ĐBSCL, tầm nhìn 2045 (gọi tắt là SDMD 2045).

Phát biểu khai mạc tọa đàm, GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ cho rằng: “Khoa học là con đường ngắn nhất để đạt mục tiêu thịnh vượng. Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thúc đẩy doanh nghiệp và cộng đồng phát triển, là nguồn lực quan trọng trong phát triển của vùng và cả nước, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực tiễn kinh nghiệm quốc tế đã chứng minh, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, khởi nghiệp và tạo dựng doanh nghiệp là động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu cũng như hướng tới sự phát triển bền vững ĐBSCL nói riêng”.

sdmd3.jpg
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Duy Đông phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: Văn Kim Khanh

Cũng theo GS.TS Hà Thanh Toàn, diễn đàn SDMD 2045 là sự kiện quan trọng, triển khai theo chủ trương của Chính phủ, do Trường đại học Cần Thơ khởi xướng từ năm 2022 qua dự án ODA của chính phủ Nhật Bản; mạng lưới các đối tác trong nước và quốc tế phong phú. Trường đại học Cần Thơ luôn cam kết đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị, đặc biệt kết nối các tổ chức quốc tế, để thực hiện tốt nhất sứ mệnh và trách nhiệm xã hội, góp phần phát triển bền vững ĐBSCL.

Thực hiện cam kết này, Trường đại học Cần Thơ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) - Bộ kế hoạch và Đầu tư; ký kết thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ); ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần RYNAN Technologies Vietnam nhằm tối ưu hóa tiềm lực các bên, hướng tới phục vụ cộng đồng hiệu quả hơn.

sdmd-2.jpg
Ông Trần Hoàng Tuyên, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp - Ảnh: Văn Kim Khanh

Thông qua tọa đàm, các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ Trung ương đến địa phương, trong nước và quốc tế sẽ nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu, bài học hay nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đóng góp tích cực hơn nữa cho phát triển bền vững ĐBSCL.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) Trần Duy Đông cho rằng, Trường đại học Cần Thơ với nguồn lực gần 2.000 cán bộ - giảng viên và trên 45.000 người học; khoa học công nghệ tiên tiến, chuyên sâu; cơ sở vật chất được nâng cấp đồng bộ, hiện đại thông qua dự án ODA của chính phủ Nhật Bản; mạng lưới các đối tác trong nước và quốc tế phong phú... sẽ có vai trò ích cực trong thực hiện SDMD 2045 ở ĐBSCL.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, từ tọa đàm này, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và Bộ KH-ĐT ghi nhận những tiến bộ, những khó khăn và đề xuất hướng giải quyết vấn với các bộ ngành cũng như điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho chương trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.

sdmd4(1).jpg
GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Cần Thơ phát biểu kết thúc - Ảnh: Văn Kim Khanh

Phát biểu tại tọa đàm, ông Lê Nguyên Đoan Khôi - Trưởng phòng Quản lý khoa học Trường đại học Cần Thơ trình bày tham luận về thực trạng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của sinh viên trường cùng những thuận lợi, khó khăn thách thức trong khởi nghiệp. Ông Khôi cũng đề xuất những hướng hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

ThS Lê Nhật Quang, Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Đại học quốc gia TP.HCM cho rằng, ngoài việc tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện cho sinh viên, thanh niên khởi nghiệp thì cần có những mô hình khởi nghiệp, những doanh nghiệp tiêu biểu cho người khởi nghiệp tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm và thực nghiệm.

sdmd-5.jpg
Ký kết hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia với Trường đại học Cần Thơ - Ảnh: Văn Kim Khanh

Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp Trần Hoàng Tuyên nói: "Cũng như nuôi dạy con, về việc khởi nghiệp của sinh viên, chúng ta phải biết các em đang muốn làm gì. Từ ý tưởng khởi nghiệp, tiếp cận nguồn vốn đến việc có sản phẩm và bán hàng là một việc khó. Với sinh viên và tuổi trẻ khởi nghiệp thì những dòng vốn lớn các em khó tiếp cận vì vay ngân hàng thì họ đòi có tài sản thế chấp, có bằng sáng chế. Chúng ta đề ra chính sách, khi người ta làm theo chính sách thì chúng ta không tạo điều kiện và bảo vệ họ".

GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch hội đồng Trường đại học Cần Thơ chia sẻ: “Những ý kiến từ tọa đàm là những đóng góp quý báu, kinh nghiệm tốt cho sinh viên khởi nghiệp. Thông qua tọa đàm hôm nay, Bộ KH-ĐT, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, các chuyên gia trong nước và quốc tế... có điều kiện tiếp cận được nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học hay nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đóng góp tích cực hơn nữa cho phát triển bền vững ĐBSCL”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới sáng tạo hướng đến phát triển bền vững ĐBSCL