Theo quy định của pháp luật, các đối tượng khi hành hung đã dùng gậy, đánh đập nhà báo Hoàng; như vậy, các hành vi đó đã đủ yếu tố để cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS.


Đối tượng hành hung nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Đủ yếu tố cấu thành tội

Thu Anh | 28/03/2016, 20:52

Theo quy định của pháp luật, các đối tượng khi hành hung đã dùng gậy, đánh đập nhà báo Hoàng; như vậy, các hành vi đó đã đủ yếu tố để cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS.


Vụ việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung trong lúc tác nghiệp đang gây ra nhiều hoang mang trong dự luận về sự manh động của các đối tượng. Để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc này, Báo điện tử Một thế giới đã có buổi trao đổi cùng luật sư Lại Xuân Cường - Phó trưởng văn phòng luật sư Quốc Thái (Đoàn luật sư TP. Hà Nội).

-Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tính chất, mức độ của vụ việc này?

LS Lại Xuân Cường: Thời gian qua, sự việc nhà báo bị hành hung diễn ra khá nhiều và điển hình là vụ việc hành hung nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Theo quan điểm của tôi, nó đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về việc tác nghiệp của các nhà báo chưa được đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp này chưa có kết luận của cơ quan công an điều tra. Tuy nhiên, xét thấy tính chất hành vi của các đối tượng là hết sức mạnh động. Khi nhà báo tác nghiệp, tính chất nguy hiểm dưới góc độ nghề nghiệp khiến pháp luật cần có cơ chế để bảo vệ.

-Theo ông, những đối tượng hành hung nhà báo Đỗ Doãn Hoàng sẽ bị xử lí và truy tố trách nhiệm hình sự ra sao?

Hiện tại, cơ quan điều tra cũng đang ráo riết vào cuộc để truy tìm các đối tượng đã hành hung và gây ra thương tích cho nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Theo như điều tra ban đầu, các đối tượng khi hành hung đã dùng gậy, đánh đập nhà báo Hoàng; như vậy, theo quan điểm của tôi, các hành vi đó đã đủ yếu tố để cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS.

Khi đối tượng đã sử dụng hung khí thì cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Đồng thời cũng phải xem xét đến tỉ lệ thương tích của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đến đâu sau khi nhà báo có yêu cầu đi giám định thương tích thì lúc đó cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án, truy tố các đối tượng đã hành hung nhà báo ở mức điều, khoản theo quy định của pháp luật.

-Qua sự việc trên, ông có cho rằng hệ thống pháp luật cũng như cơ chế thực thi của chúng ta chưa cụ thể, chưa đủ mạnh trong việc răn đe tội phạm cũng như bảo vệ các phóng viên, nhà báo trong lúc tác nghiệp hay không?

Về mặt quy định pháp luật, chúng ta không thể nói là chưa đủ quy chế bởi các hành vi như các đối tượng trong vụ việc này đã đầy đủ cơ chế để thiết lập việc xử lí.

Riêng với trường hợp của các nhà báo bị hành hung trong khi tác nghiệp thì đã phản ảnh một thực tế rằng các đối tượng cũng đang rất manh động và chưa nhận thức được việc làm của họ đối với các quy định pháp luật.

Thiết nghĩ, nếu nói rằng các cơ chế để bảo vệ nhà báo trong khi tác nghiệp thì không chỉ có pháp luật mà tôi cũng cho rằng cần cả hệ thống các cơ quan từ Bộ truyền thông, các cơ quan bảo vệ pháp luật khác như Công an, Tòa án, Viện kiểm sát.… Đối với những trường hợp mà vi phạm quy định của pháp luật nói chung thì rất cần xử lí nghiêm khắc, mang tính chất răn đe và giáo dục.

-Dưới góc độ của một luật sư, theo ông, chúng ta cần sửa đổi hay bổ sung điều gì để tránh những sự việc như vừa qua?

Hệ thống pháp luật của chúng ta đã có quy định rất cụ thể như quy định của BLHS về các loại tội phạm. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, để bảo vệ các nhà báo còn có thêm luật báochí. Trong trường hợp này, nếu do tính chất tác nghiệp của nhà báo mà bất kì người nào có hành vi cản trở, hành hung thì cũng có mức xử phạt đối với những người cản trở nhà báo thi hành công vụ.

-Vậy chúng ta nên có những biện pháp gì để bảo vệ các phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp, thưa ông?

Trong mọi hoạt động nghề nghiệp thì không thể tránh khỏi những rủi ro cũng như các cụ vẫn nói “sinh nghề tử nghiệp”. Chuyện xảy ra với nhà báo Doãn Hoàng cũng như một số nhà báo khác từng gặp phải,theo quan điểm cá nhân của tôi, khi tác nghiệp các nhà báo nên nhìn nhận vấn đề thật đúng.

Nếu trong trường hợp các nhà báo có bị các đối tượng đe dọa, liên quan tới vụ việc mà các nhà báo đang làm thì nên đưa ra những biện pháp để tự bảo vệ bản thân như báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời hỗ trợ, xử lí.

Xin cảm ơn luật sư.

Nhã Thanh (thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
một giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đối tượng hành hung nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Đủ yếu tố cấu thành tội