Một tài liệu nội bộ vừa được Nhà Trắng soạn 2 tuần nay có đề cập khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng ra lệnh đánh CHDCND Triều Tiên, nhằm ngăn chặn mối đe dọa nước này sử dụng vũ khí hạt nhân.

Donald Trump sẵn sàng ra lệnh đánh Triều Tiên

02/03/2017, 14:01

Một tài liệu nội bộ vừa được Nhà Trắng soạn 2 tuần nay có đề cập khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng ra lệnh đánh CHDCND Triều Tiên, nhằm ngăn chặn mối đe dọa nước này sử dụng vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên khoe tên lửa ICBM - nguồn UPI

Báo The Wall Street Journal (WSJ) ngày 1.3 dẫn một nguồn tin biết chuyện, nói các quan chức Mỹ đã đề cập khả năng sử dụng sức mạnh quân sự, hoặc lật đổ chế độ Bình Nhưỡng, trong những cuộc làm việc với các đồng minh của Mỹ ở khu vực Bắc Á.

Cách đây hai tuần, Phó cố vấn An ninh quốc gia K.T. McFarland mở cuộc họp với các quan chức an ninh quốc gia, đề nghị họ cho ý kiến về cách đối phó với Triều Tiên, từ việc Mỹ công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân cho đến chuyện đánh Bình Nhưỡng.

Bà McFarland nói chính phủ Mỹ cần xem lại chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên và các quan chức an ninh quốc gia báo cáo các ý tưởng, gợi ý của họ với bà vào ngày 28.2. Những giải pháp này sẽ được xem xét kỹ trước khi trình lên Tổng thống Trump.

Vị Tổng thống tỉ phú Mỹ đã có những bước trấn an các nước đồng minh, rằng ông sẽ không từ bỏ các thỏa thuận đã có hàng chục năm trong chính sách Mỹ về châu Á, nhưng lời hứa của ông rằng Bình Nhưỡng phải ngưng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đã khiến một số vị lãnh đạo tính đến một sự thay đổi trong chính sách của Mỹ.

Sự xem xét này trùng thời điểm có nhiều sự kiện đe dọa sự bất ổn khu vực: Hồi tháng 1, Triều Tiên phóng một quả tên lửa đạn đạo vào biển Nhật Bản, rồi đến vụ ám sát Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ở Malaysia.

Nhật - Hàn lên ruột trước viễn cảnh Mỹ - Triều đánh nhau

Viễn cảnh Mỹ đánh Triều Tiên khiến các đồng minh của Mỹ trong khu vực Bắc Á phải “lên ruột”.

Người biết chuyện nói các biện pháp gồm Mỹ tấn công quân sự vào Triều Tiên, nếu như Bình Nhưỡng tỏ ra sẵn sàng thử nghiệm một quả ICBM. Ông cũng nói phía Nhật nhận định kịch bản này là “đáng ngại”.

Vài năm qua, các đồng minh của Mỹ đã cùng Washington nỗ lực tăng cường sức ép ngoại giao - kinh tế lên Bình Nhưỡng, nhằm buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân.

Việc xem xét lại chính sách của Mỹ khiến Nhật và Hàn Quốc lo ngại. Năm 2017, sau khi Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng thử nghiệm một quả ICBM, ông Trump đã viết Twitter: “Chuyện đó sẽ không xảy ra!”.

Viễn cảnh Mỹ tung quân đội đánh Triều Tiên có thể buộc Trung Quốc phải tiến hành những bước mà Washington từ lâu tìm kiếm, nhằm “cắt mạch sống” của kinh tế Triều Tiên.

Trong một bài diễn văn hôm 1.3, Tổng thống Hàn Quốc tạm quyền Hwang Kyo-ahn nói: “Chúng tôi sẽ bảo đảm Triều Tiên phải thay đổi những tính toán sai lầm, bằng cách gia tăng trừng phạt và gây sức ép”.

Tại cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 2 giữa Tổng thống Trump với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, các quan chức Mỹ đã nhiều lần đề cập tất cả các biện pháp (đang được xem xét) để đối phó với Triều Tiên.

Sau khi Triều Tiên phóng thử quả tên lửa đạn đạo, ông Abe kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ lệnh cấm thử nghiệm tên lửa của Liên hợp Quốc và ông nói Nhật - Mỹ sẽ tăng cường mối quan hệ đồng minh. Ông Trump nói Mỹ “đứng sau lưng đồng minh lớn 100%”.

Bất chấp những quan ngại về một cuộc chiến tranh Mỹ - Triều, việc Bình Nhưỡng tăng tốc chương trình hạt nhân và tên lửa đã khiến các quan chức “diều hâu” Nhật - Hàn kêu gọi chuẩn bị đánh phủ đầu các cơ sở quân sự Triều Tiên, nếu như có dấu hiệu rõ rệt về một cuộc tấn công.

Masahiko Komura, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (cầm quyền ở Nhật) gần đây nói Nhật nên bắt đầu đề cập đến khả năng trên. Tại Quốc hội Nhật, Thủ tướng Abe nói không có kế hoạch này.

Nhật sợ “kịch bản ác mộng”

Nhà phân tích cao cấp Tetsuo Kotani ở tổ chức nghiên cứu Viện Các vấn đề quốc tế (Nhật) nói Nhật lo ngại bị kéo vào một cuộc xung đột khu vực, nếu như Mỹ ra đòn quân sự đối với Triều Tiên.

Theo Hiến pháp Yêu chuộng hòa bình (do chính quyền Mỹ chiếm đóng soạn), Nhật lệ thuộc mạnh vào sự ủng hộ quân sự của Mỹ, để Nhật đề phòng Triều Tiên và Trung Quốc vốn đang tăng cường tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Hoa Đông với Nhật.

Ông Kotani nói một mối sợ hãi khác của Nhật, là kịch bản Mỹ thương lượng với Triều Tiên và đạt đến một thỏa thuận dẫn đến chuyện Mỹ ngưng cam kết bảo vệ an ninh cho khu vực Bắc Á.

Ông Kotani nói: “Các cuộc đối thoại trực tiếp giữa ông Trump với ông Kim Jong-un sẽ là một kịch bản ác mộng cho Nhật”.

Hồi tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ hủy cấp visa cho các quan chức cấp cao Triều Tiên thăm New York để có các cuộc nói chuyện không chính thức với các cựu quan chức Mỹ, tiếp sau vụ anh trai ông Kim Jong-un bị ám sát. Người biết vụ này nói nỗ lực “xích lại gần nhau” của Mỹ - Triều bị thất bại.

Gần đây, ông Trump tái khẳng định sẽ vẫn bảo vệ Nhật - Hàn với lãnh đạo hai nước này. Ngày 1.3, Mỹ - Hàn tiến hành cuộc tập trận lớn hằng năm, trong chiến lược tăng cường phòng thủ quân sự đề phòng Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc.

Một ngày trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis nói chuyện với người đồng cấp Hàn Quốc Han Min-koo, nhấn mạnh rằng “bất kỳ cuộc tấn công nào vào Mỹ hoặc đồng minh đều sẽ thất bại và bất kỳ toan tính sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ vấp phải một phản ứng hiệu quả và rầm rộ”.

Đại úy Jeff Davis, người phát ngôn Lầu Năm Góc nói, Mỹ đang tiến hành lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc và nước này đã giải tỏa xong một khu đất để làm trạm đặt THAAD.

Kim Hương (theo The Wall Street Journal)

Bài liên quan
Lựa chọn nhân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump khiến Kyiv lo ngại
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump công bố các đề cử nội các như Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp, Tulsi Gabbard làm Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia đã thổi bùng lên mối lo ngại từ Kyiv về khả năng hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Donald Trump sẵn sàng ra lệnh đánh Triều Tiên