Dù đã được Chính phủ đồng ý về chủ trương xây cầu Cát Lái nối từ quận 2 (TP.HCM) sang Nhơn Trạch (Đồng Nai) nhưng hiện tiến độ thực hiện dự án đang bị đình trệ.

Đồng Nai muốn làm chủ đầu tư dự án xây cầu Cát Lái đang dang dở

Hà Ngọc Bách | 30/07/2018, 11:32

Dù đã được Chính phủ đồng ý về chủ trương xây cầu Cát Lái nối từ quận 2 (TP.HCM) sang Nhơn Trạch (Đồng Nai) nhưng hiện tiến độ thực hiện dự án đang bị đình trệ.

Ngày 29.7, theo Báo Đồng Nai, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã yêu cầu Sở Giao thông vận tải Đồng Nai liên hệ với Sở Giao thôngvận tải TP.HCMbàn về việc làm cầu Cát Lái, nối từ quận 2,TP.HCM sang huyện Nhơn Trạch. Trong đó, Đồng Nai sẽ đề xuất làm chủ đầu tư công trình này.

Quyết định tự đề xuất trở thành chủ đầu tư công trình này được Đồng Nai đưa ra là dựatheo nhu cầu thực tế, tỉnh này cần có cầu Cát Lái hơn để tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp Long Thành, Nhơn Trạch ra cảng ở TP.HCM và ngược lại.

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đô thị mới Nhơn Trạch, nếu có cầu Cát Lái thì kinh tế - xã hội địa phương sẽ phát triển nhanh hơn, nhất là thu hút được các dự án bất động sản, thương mại dịch vụ và thu hút thêm nhiều người dân đến Nhơn Trạch sinh sống...

Cụ thể, theo dự kiến của tỉnh Đồng Nai thì đến năm 2026, Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị loại 2, nhưng tiêu chí khó đạt nhất là dân số phải tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm hiện tại.

Trước đó, hồi tháng 5.2018 có tin TP.HCM muốn dời việc xây cầu Cát Lái và cầu Cần Giờ (nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ) sang sau năm 2030 do vướng những vấn đề về mặt thời gian, nguồn vốn, quỹ đất, phương thức xây dựng.

Từ cuối năm 2016, có hai đơn vị đưa ra phương án xây dựng cầu Cát Lái là Công ty CP Đầu tư xây dựng 194 và liên danh nhà đầu tư Thái Sơn - Cienco1 - Đức Bình - Cái Mép. Công ty194 đưa ra 2 phương án xây dựng cầu thay phà Cát Lái với các mức đầu tư là 5.717 tỉ đồng và 4.447 tỉ đồng. Còn Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn - Cienco1 - Đức Bình - Cái Mép lại đưa ra phương án xây dựng cầu Cát Lái theo hình thức BOT kết hợp BT.

Đến đầu năm 2018, TP.HCM vẫn chưa “chốt” phương án chọn một trong hai nhà đầu tư cầu Cát Lái hoặc đấu thầu thì “đùng một cái” ông Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc), Tổng giám đốc Công ty CPPhát triển đầu tư Thái Sơn (Công ty Thái Sơn)bị bắt. Vụ việc bất ngờ này khiến TP.HCM đành hoãn việc lựa chọn nhà thầu xây cầu Cát Lái do chỉ còn 1 chủ đầu tư, nếu chỉ định thầu sẽ sai quy định hiện hành.

“Trong trường hợp chỉ còn Công ty 194 thì TP.HCM rất khó giao dự án vì đây là dự án lớn nên phải có 2-3 nhà đầu tư trở lên để đấu thầu, chọn lựa theo đúng quy định của pháp luật”, một cán bộ Sở GTVT TP.HCM nói với báo Pháp Luật TP.HCM.

Thiên Hà
Bài liên quan
Đồng Nai: Đề nghị giải quyết dứt điểm khiếu nại về sử dụng đất tại rừng phòng hộ Xuân Lộc
Sáng 25.4, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai đã có buổi giám sát, làm việc với Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Xuân Lộc về thực hiện chính sách pháp luật quản lý, sử dụng đất đai từ năm 2019 đến 2023.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng Nai muốn làm chủ đầu tư dự án xây cầu Cát Lái đang dang dở