Đồng Tháp hiện có khoảng 360 hecta trồng sen. Với người dân tỉnh này, cây sen không chỉ là loại nông sản có giá trị kinh tế mà từ lâu đời còn mang một ý nghĩa tinh thần to lớn trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân xứ bưng biền.

Đồng Tháp và cây sen trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0

Tô Văn | 15/05/2022, 12:08

Đồng Tháp hiện có khoảng 360 hecta trồng sen. Với người dân tỉnh này, cây sen không chỉ là loại nông sản có giá trị kinh tế mà từ lâu đời còn mang một ý nghĩa tinh thần to lớn trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân xứ bưng biền.

Từ check-in đến thưởng thức...

Đồng Tháp, vừa quen vừa lạ lẫm. Vài năm trước, nếu đến Đồng Tháp, người viết bài chỉ có thể đến những cánh đồng sen để tham quan tìm hiểu và tham quan. Ngày đó, đến Đồng Tháp, du khách cũng không biết mua gì ngoài hạt sen tươi, hạt sen khô. Nhưng giờ đây đến với Đồng Tháp, bạn đã có thể chọn mua các mặt hàng đặc sản hấp dẫn từ sen.

1-sen-ton-vinh.jpg
Cây sen được phục sinh sẽ đem đến nhiều cơ hội tiềm năng - Ảnh: Kim Luận

Đó là sữa sen chỉ vài ngàn đồng, xà bông sen, tinh dầu hoa sen, trà lá sen, trà tim sen đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị về mặt tinh thần được chế tác từ cây sen...

Dù hiện tại, các sản phẩm từ sen vẫn chưa thật sự phong phú nhưng với những bước tiến trên thể hiện tâm huyết mạnh mẽ của người dân nơi đây trong việc mong muốn mang đến sự thay đổi và đột phá cho cây sen.

Cho nên, khi nghe tin cây sen Đồng Tháp được phục sinh với nhiều cơ hội tiềm năng, tôi cảm thấy vui lây với người nông dân trồng sen. Và hễ có bạn bè gần xa đến An Giang, tôi thường rủ rê họ qua Đồng Tháp đi check-in những cánh đồng sen và thưởng thức những món ăn ngon từ sen.

2-sen-ton-vinh.jpg
Cây sen là nét đặc trưng và đi vào đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Đồng Tháp - Ảnh: Kim Luận

Anh Nguyễn Văn Lộc, một nông dân trồng sen tại địa phươngcho biết, nếu nói đến khai thác giá trị kinh tế từ cây sen thì khó có tỉnh, thành nào ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại có nhiều lợi thế phát triển như tỉnh Đồng Tháp.

“Từ thuở xưa, cây sen đã trở nên gần gũi và trở thành một nét đặc trưng cho con người nơi đây. Và hơn ai hết, chỉ có nông dân Đồng Tháp mới hiểu tường tận “cái tính, cái nết” và những câu chuyện huyền thoại gắn liền với loài cây ưa bùn lầy này. Chính những nền tảng đó sẽ là thế mạnh giúp cho ngành du lịch trải nghiệm của Đồng Tháp phát triển trong tương lai”, anh Lộc bày tỏ.

5-sen-ton-vinh.jpg
Những sản phẩm từ sen - Ảnh: Tô Văn

Trong một buổi "check-in" và thưởng thức các món ngon từ sen cùng những người bạn và dân địa phương, mọi câu chuyện dần dà quy về một chủ đề: Tình yêu sen. Ngay cả những em bé khi biết nói cũng đã thuộc lòng câu:“Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Cây sen trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Một thạc sĩ (chuyên ngành quản trị kinh doanh) cho biết, thời điểm này, cây sen đang trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

“Đây là lúc người dân, doanh nghiệp có thể không còn bán sản phẩm nữa, mà bán trải nghiệm, bán giải pháp, sự tiện lợi và mô hình. Hoa sen rất đẹp, nhiều người yêu thích nhưng giá lại rẻ hơn nhiều so với các giống hoa khác, bởi đơn giản là giá trị sử dụng của hoa sen không được bền, sau khi thu hoạch, hoa sen héo úa rất nhanh.

Công việc của người dân, doanh nghiệp là phải áp dụng khoa học công nghệ, chủ yếu là công nghệ bảo quản để kéo dài được thời gian sử dụng cho hoa sen. Đây cũng là nền tảng giúp mở ra nhiều hướng đi mới”, thạc sĩ này nhận định.

Tổ chức lễ hội tôn vinh hoa sen

Và chiều 6.5, Sở TT-TT tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Sở VH-TT&DL của tỉnh, Công an tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo thông tin về lễ hội sen Đồng Tháp lần I năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 19.5 đến ngày 21.5.

2-sen-hb.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Thương - Giám đốc Sở VH-TTDL tỉnh Đồng Tháp phát buổi biểu tại cuộc họp báo - Ảnh: Tô Văn

Theo đó, việc tổ chức lễ hội sen nhằm tôn vinh hoa sen, phát huy giá trị văn hóa-kinh tế cho các sản phẩm chế biến từ cây sen Đồng Tháp, thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trồng sen gắn với phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương.

Mặt khác, việc tổ chức lễ hội cũng nhằm xây dựng sản phẩm đặc thù, thu hút du khách đến tham quan du lịch Đồng Tháp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Trong khuôn khổ lễ hội, sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch như: chương trình nghệ thuật khai mạc và bế mạc; hội thảo nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm Sen Đồng Tháp; chương trình nghệ thuật “Sen trong tôi” trình diễn áo dài, áo bà ba; hoạt động giao lưu, tôn vinh những người trồng sen giỏi và những người sản xuất, chế biến sản phẩm từ sen; khu triển lãm sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), văn hóa-du lịch, trải nghiệm sen đa sắc và chương trình giao lưu đờn ca tài tử-hò Đồng Tháp.

Cùng với đó, tỉnh sẽ xác lập kỷ lục 200 món ăn chế biến từ sen; tổ chức không gian trưng bày tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, thư pháp từ Sen, thi ảnh đẹp và tổ chức trại sáng tác ca khúc viết về Đồng Tháp; tổ chức Famtrip “một thoáng Đồng Tháp”; trang trí các tiểu cảnh hồ Sen đẹp trên các tuyến đường chính, Quảng trường và Công viên Văn Miếu, TP.Cao Lãnh.

Ngoài ra, lễ hội sen còn là diễn đàn kết nối du lịch giữa TP.HCM và 13 địa phương ĐBSCL lần thứ II tại tỉnh Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Ngọc Thương - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh qua rà soát và thống kê các địa phương có sen như: Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông và một số địa phương có cánh đồng sen là trên 360 hecta.

“Thông qua lễ hội này, UBND tỉnh mong muốn và khẳng định văn hóa con người Đồng Tháp gắn liền với giá trị cốt cách đặc trưng của sen. Bên cạnh đó, sau khi thông qua lễ hội mọi người sẽ đánh giá chính xác hiệu quả tiềm năng triển vọng của ngành sen nói chung và cây sen nói riêng.

Việc giá trị của sen có hiệu quả sẽ khẳng định giá trị lợi ích đối với các tỉnh trong cả nước và thế giới, để từ đó làm tôn vinh hình ảnh địa phương,văn hóa của người dân Đồng Tháp và cây sen sẽ tồn tại một cách bền vững”, ông Thương nhận định.

Bài liên quan
Kỷ luật Phó chủ tịch và nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
Chiều 14.1, Cổng thông tin điện tử Chính phủ thông tin, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó chủ tịch, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng Tháp và cây sen trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0