Để có tiền chi trả lãi ngoài, tăng vốn điều lệ và sử dụng mục đích cá nhân, ông Phạm Công Danh đã chỉ đạo làm khống nhiều hồ sơ vay tiền các ngân hàng lớn, qua đó gây thiệt hại hơn 6.100 tỉ đồng.
Sử dụng 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ
Trả lời các câu hỏi của HĐXX, VKS, luật sư tại các phiên tòa mới đây, bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) cho biết, sau khi tiếp quản TrustBank (tiền thân của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB), Danh và các cộng sự đối diện nhiều khó khăn, nhưng áp lực nhất là trả lãi các khoản vay của HĐQT cũ.
Bị cáo Danh khẳng địnhviệc làm hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng hàng ngàn tỉđồng do áp lực buộc phải tăng vốn điều lệ. Trên thực tế, trong số tiền trên 6.126 tỉ đồng, cơ quan tố tụng xác định có việc Danh dùng 4.500 tỉ đồng (tiền vay từ BIDV) để tăng vồn điều lệ cho VNCB theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Cáo trạng truy tố nhắc đến khoản tiền tăng vốn điều lệ như sau: Phạm Công Danh và các thuộc cấp sau khi được NHNN yêu cầu tăng vốn điều lệ đã dùng nhiều thủ đoạn để vay vốn tại các ngân hàng khác nhau.
Cụ thể, Danh và thuộc cấp tự thành lập hoặc mượn pháp nhân của 23 công ty làm hồ sơ vay vốn tại BIDV và TP Bank.Trong đó, Danh dùng 12 công ty vay BIDV 4.700 tỉ đồng, dùng 11 công ty đứng hồ sơ vay TPBank gần 1.700 tỉ đồng. Danh dùng 4.000 tỉ đồng vay của BIDV và 500 tỉ đồng vay từ TPBank để tăng vốn điều lệ cho VNCB theo yêu cầu tăng vốn điều lệ của NHNN.
VNCB sau khi mất khả năng thanh khoản và “bộ sậu” nhà băng được xác định có sai phạm và bị bắt để điều tra về tội "Cố ý làm trái...", NHNN đã mua lại VNCB với giá 0 đồng. Sau khi mua lại, NHNN điều chuyển cán bộ vào tiếp quản, rồi chuyển giao cho HĐQT mới điều hành, đồng ý đổi tên VNCB thành Ngân hàng Thương mạiTNHH MTV Xây dựng (gọi tắt là CB).
Khai tại tòa, bị cáo Phạm Công Danh khẳng định số tiền 4.500 tỉ đồng mà bị cáo dùng để tăng vốn điều lệ hiện đang ở CB và đề nghị HĐXX xem xét cấn trừ số tiền 4.500 tỉ đồng này vào số tiền thiệt hại 6.126 tỉđồng của vụ án nhằm góp phần khắc phục hậu quả.
Các thuộc cấp thân tín của bị cáo Danh là Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết cũng khẳng định 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ hiện đang nằm tại CB.
Trả lời HĐXX về khoản tiền 4.500 tỉ đồng mà Phạm Công Danh và các thuộc cấp khai là tiền gửi vào VNCB để tăng vốn điều lệ, ban đầu đại diện CB cho rằng NHNN mua lại VNCB 0 đồng, tức là chẳng có khoản tiền nào vì vốn điều lệ VNCB ghi lúc đó là 3.000 tỉđồng, nhưng cũng là giấy phép.Đại diện CB cho biếtsố tiền 4.500 tỉđồng đã hòa vào dòng tiền chung và đã sử dụng hết.
Không đồng tình với câu trả lời của đại diện CB, một luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh tranh luận: “Cứ cho là từ trên trời rơi xuống cục tiền 4.500 tỉđồng đi, không cần nguồn gốc, thì tôi xin hỏi đại diện CB là sau khi tiếp quản VNCB, CB sử dụng đồng tiền này như thế nào?”. Trả lời câu hỏi này, phía CB cho biết khi tiếp nhận VNCB, CB thấy không còn khoản tiền nào và khoản chi 4.500 tỉđồng này có lưu trữ chứng từ trong quá trình bàn giao giữa VNCB và CB.
Tại tòa, đại diệnCB xác nhận trong số 13.000 tỉđồng còn lại của CB có 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ. Ở giai đoạn từ ngày 14.2- 26.7.2014, VNCB đã sử dụng hơn 7.600 tỉ đồng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng Nhà nước.Trong đó bao gồm cả số tiền 4.500 tỉđồng gửi tại LienVietPostbank chuyển về Sở Giao dịchNHNN. Tuy nhiên, số tiền này đã hòa vào dòng tiền chung,của ngân hàng nên khó xác định số tiền này đang ở đâu.
Trả lãi ngoài cho ông Trần Quý Thanh...
Về khoản vay 1.800 tỉđồng của Sacombank, bị cáo Phan Thành Mai cho rằngmột phần khoản vay này để trả lãi ngoài cho ông Trần QuýThanh (chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát).
“Thời điểm đó, đúng là ông Trần QuýThanh có giúp ngân hàng, nhưng số tiền lãi phải trả là quá lớn. Phía VNCB phải trả thêm 2.700 tỉđồng lãi ngoài cho ông Thanh, tổng số tiền mà VNCB phải trả cho ông Thanh gần 9.000 tỉ. Đó là “vực thẳm” cuốn VNCB vào vũng lầy, trả mãi cũng không hết”, bị cáo Mai khẳng định.
Về khoản vay gần 1.700 tỉđồng từ TPBank, bị cáo Danh cho rằng thuộc cấp là Mai Hữu Khương biết rõ về dòng tiền này. Trả lời về vấn đề này, bị cáo Khương khai sử dụng hơn 600 tỉtrả cho bà Hứa Thị Phấn; trả 194 tỉcho ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích… Ngoài ra, có 155 tỉđược chuyển qua nhiều người, sau đó chuyển cho Phạm Công Danh để nguyên chủ tịch VNCB chuyển cho ông Trần QuýThanh; 40,25 tỉđồng chuyển theo hợp đồng mua bán cho bà Nguyễn Thị Thất Tâm…
Về việc xác định số tiền gần 43 tỉđồng được cho là chuyển trả cho ông Trần QuýThanh, trả lời câu hỏi của luật sư Bùi Phương Lan về việc chuyển trả tiền mà ông Trần Quý Thanh nói không nhận được, có cách nào chứng minh bị cáo đã chuyển chưa, bị cáo Khương cho biếtviệc chuyển khoản tiền này có chứng từ chứng minh đã chuyển, lưu tại VNCB trước đâyvà CB bây giờ.
Trong khi đó, đại diện cho ông Trần Quý Thanh tại tòa là ông Phan Vũ Tuấn cho biếtphía Phạm Công Danh có chuyển trả nợ cho ông Trần QuýThanh, còn 43 tỉđồng Danh và Khương nói có chuyển cho ông Thanh nhưng thực tế không nhận được số tiền này.
Nhiều khoản tiền khác được cho là "nhỏ", các bị cáo không nhớ hết cụ thể đã đi đâu và sử dụng làm gì. Tòa đangtranh luận, làm rõ nhiều tình tiết gay cấn của vụ án.
Các luật sư bào chữa cho ông Danh đang cố làm rõ số tiền hơn 6.100 tỉ đồng tại giai đoạn 2của vụ án hiện đang ở đâu, qua đólàm rõ thiệt hại mà bị cáo Danh đã gây ra cho VNCB có phải như như cáo trạng truy tố.
Hồ Đông