Hội nghị Liên hiệp quốc về khí hậu COP21 đã thống nhất thông qua dự thảo cuối cùng về thỏa thuận chống biến đổi khí hậu sau gần hai tuần thảo luận. 

Đột phá mới trong thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Một Thế Giới | 13/12/2015, 06:03

Hội nghị Liên hiệp quốc về khí hậu COP21 đã thống nhất thông qua dự thảo cuối cùng về thỏa thuận chống biến đổi khí hậu sau gần hai tuần thảo luận. 

Dự thảo cuối cùng về thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu vừa được thông qua mở ra một chương lịch sử trong việc chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng nhiên liệu tái tạo.
Sau 4 năm đàm phán, với rất nhiều sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển với các quốc gia đang phát triển và các đảo quốc chịu nhiều ảnh hưởng nhất do biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, để thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu chính thức được công nhận, nó cần phải được các quốc gia tham gia đàm phán phê duyệt.
Trước tiếng vỗ tay và lời chúc mừng của các đoàn đàm phán, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius trịnh trọng tuyên bố hiệp ước nhằm hạn chế khí thải trên toàn cầu với các bộ trưởng, những người giờ đây sẽ quyết định có chấp thuận văn bản này hay không.
"Cả thế giới đang nín thở và chờ đợi tất cả chúng ta", Fabius nói đầy cảm xúc. Mô tả đây là "một hiệp ước lịch sử", ông Fabius cho biết thỏa thuận này nhằm mục đích để hạn chế tình trạng nóng lên của Trái đất kể từ Cách mạng công nghiệp dưới mức 2 độ C và phấn đấu mục tiêu tham vọng hơn là 1,5 độ C.
"Dự thảo của thỏa thuận cuối cùng đã được thông qua sáng nay, cho thấy nhiều tiến bộ đã đạt được tại đây", CNN dẫn phát  biểu của ông Fabius.
Ngoại trưởng Fabius bày tỏ xúc động sau các cuộc hội đàm kéo dài và khẳng định thỏa thuận khí hậu của Liên Hợp Quốc là văn bản "công bằng, bền vững, năng động, lâu dài và mang tính pháp lý", nhằm ngăn chặn những hậu quả tiềm ẩn do một hành tinh quá nóng sẽ gây ra.
Thỏa thuận bao gồm nội dung huy động 100 tỉ USD mỗi năm, bắt đầu từ năm 2020, để hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu.
"Đây là chiến thắng cho cả hành tinh và các thế hệ trong tương lai", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết.
Một trong những chiến thắng lớn của hội nghị COP 21 tại Paris là: 187 quốc gia đã đệ trình kế hoạch chi tiết về kế hoạch chống lại sự gia tăng của khí thải nhà kính, một cam kết cốt lõi tại hội nghị Paris.
Tổng thống Pháp Francois Hollande kêu gọi các bộ trưởng tham dự đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris thực hiện bước đi quyết định để công nhận bản hiệp ước lịch sử này.
"Các bộ trưởng hãy thực hiện bước đi quyết định cuối cùng, điều cho phép chúng ta đạt được mục tiêu đề ra. Đây sẽ là hiệp định chung đầu tiên trong lịch sử cuộc đàm phán khí hậu", ông Hollande nói.
Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đột phá mới trong thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu