Việc đốt vàng mã, nhất là vào dịp rằm tháng 7 hằng năm, từng là nguyên nhân gây ra không ít những vụ cháy, để lại hậu quả nghiêm trọng.
Văn hóa

Đốt vàng mã rằm tháng 7 cần chấp hành nghiêm quy định về phòng cháy

Tuyết Nhung 17/08/2024 15:47

Việc đốt vàng mã, nhất là vào dịp rằm tháng 7 hằng năm, từng là nguyên nhân gây ra không ít những vụ cháy, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Thời gian qua ghi nhận nhiều vụ cháy xảy ra mà nguyên nhân là việc làm hoa hương thờ cúng, đốt vàng mã sai quy định, sai quy tắc an toàn phòng cháy, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Theo Công an TP.Hà Nội, các vụ cháy do thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã chủ yếu là do đốt không đúng nơi quy định; bố trí nơi thắp hương thờ cúng không đảm bảo khoảng cách; để quá nhiều vàng mã gần vị trí thắp hương, nến dẫn đến bắt cháy. Trong quá trình hóa vàng không có người trông coi để tàn lửa lan sang vật dụng xung quanh...

Để có mùa Vu lan báo hiếu an lành, an toàn, công an khuyến cáo người dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt khi thắp hương, đốt vàng mã. Cần bố trí nơi thờ cúng hợp lý, bàn thờ phải làm bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy, có vách ngăn chống cháy lan sang khu vực xung quanh. Đèn dầu, lư hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, đảm bảo không cháy lan khi chân hương trong lư hương cháy hoặc đèn dầu, nến bị rơi; trên bàn thờ nên bố trí ít các vật liệu dễ cháy...

Người dân cần đốt vàng mã đúng nơi quy định; không thắp hương và đốt vàng mã tại khu vực cấm lửa, không đốt vàng mã, thắp hương tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cửa hàng xăng dầu, chợ, trung tâm thương mại... Người dân thường xuyên tự kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện tại khu vực đặt bàn thờ, kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót và có biện pháp khắc phục, trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi thờ cúng, ngắt thiết bị điện không cần thiết.

Người dân cần tham gia lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy do công an, chính quyền địa phương tổ chức; chủ động trang bị tối thiểu một bình chữa cháy xách tay cho hộ gia đình, kịp thời xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Khi xảy ra cháy, cần nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh biết; ngắt nguồn điện; sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay..., đồng thời gọi số điện thoại nóng 114, tích cực chữa cháy, cứu người bị nạn.

Tại khu vực đền chùa cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng cháy chữa cháy cho những người phục vụ tại chỗ, phát trên loa tuyên truyền để người dân đến cúng, viếng có ý thức chấp hành phòng cháy, chữa cháy...

Thông tin từ Công an TP.Hà Nội, 6 tháng năm 2024 đã xảy ra 594 vụ cháy, làm 20 người chết, 9 người bị thương, ước tính thiệt hại 5,1 tỉ đồng, trong đó 4 vụ gây thiệt hại nghiêm trọng...

Ước tính mỗi năm người Việt đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương ứng gần 5.800 tỉ đồng hóa thành tro bụi. Quan niệm "trần sao âm vậy" khiến cho việc đốt vàng mã bị biến tướng, gây mất an toàn phòng cháy chữa cháy, ô nhiễm môi trường. Mỗi năm, riêng tại Hà Nội xảy ra hàng chục vụ cháy do thắp hương, đốt vàng mã.

Bài liên quan
Đã đến lúc cần có quy định cấm đốt vàng mã
Việt Nam đã có những đạo luật được xem là "cách mạng", đó là cấm đốt pháo, bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, cấm lái xe sau khi uống bia rượu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đốt vàng mã rằm tháng 7 cần chấp hành nghiêm quy định về phòng cháy