Đại dịch COVID-19 xảy ra, chuỗi cung ứng toàn cầu suy giảm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên thế giới giảm mạnh. Điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến ngành vận tải biển và ngành đóng tàu trên thế giới. Tuy nhiên, câu chuyện ở Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) dường như lại là ngoại lệ, khi đơn vị này liên tục nhận những đơn hàng cả trong và ngoài nước.

DQS đã vượt ‘bão’ COVID-19 như thế nào?

08/07/2020, 10:14

Đại dịch COVID-19 xảy ra, chuỗi cung ứng toàn cầu suy giảm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên thế giới giảm mạnh. Điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến ngành vận tải biển và ngành đóng tàu trên thế giới. Tuy nhiên, câu chuyện ở Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) dường như lại là ngoại lệ, khi đơn vị này liên tục nhận những đơn hàng cả trong và ngoài nước.

Giàn khoan Đại Hùng 01 trong dock của DQS

Trong nguy có cơ

Dịch COVID-19 bùng phát, thị trường hàng hóa thế giới nhìn chung có rất ít nhu cầu. Hầu như các loại hình sản xuất đều đóng băng do nhu cầu tiêu thụ ít và do không thể khai thác tàu bởi lệnh phong tỏa, cách ly xã hội của các nước. Điều này đồng nghĩa với cảng biển, công xưởng sản xuất… cũng bị phong tỏa. Thêm vào đó là việc giá dầu suy giảm sâu, nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm, đội tàu chở dầu của nhiều công ty ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng.

Công tác lai dắt giàn Đại Hùng 01 được thực hiện rất cẩn thận

Trong bối cảnh đó, DQS lại liên tục nhận được những đơn hàng từ trong nước và nước ngoài. Ngày 24.6, giàn khai thác Đại Hùng 01 của Công ty Điều hành thăm dò khai thác dầu khí trong nước (PVEP POC) đã cập dock của DQS để tiến hành bảo dưỡng. Giàn Đại Hùng là giàn khai thác nửa nổi nửa chìm duy nhất tại Việt Nam, có kích thước khổng lồ như một sân bóng đá, dài 108,2m, rộng 67,36m, chiều dài boong chính 68,6m, mớn nước tối đa 21,3m, tổng trọng tải 9.880 tấn.

Giàn Đại Hùng 01 được lai dắt từ phao số 0 vào dock của DQS

Trong lần bảo dưỡng này, DQS sẽ làm sạch toàn bộ phần chìm của giàn khoan Đại Hùng 01, hàn gần 5.000m ống các loại, bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ thiết bị, máy móc, điện. Đây là một dự án trọng điểm trong năm 2020 của DQS. Khối lượng công việc khổng lồ với hàng nghìn đầu mục, nhưng DQS chỉ thực hiện trong 2 tháng rưỡi.

Tuy cùng là đơn vị trong ngành dầu khí, nhưng để có hợp đồng bảo dưỡng giàn Đại Hùng 01, DQS cũng phải đấu thầu, phải chứng minh năng lực như tất cả những đơn vị khác, không có một ưu tiên nào. Tìm được khách hàng đã khó, nhưng để khách hàng quay trở lại còn khó hơn. Giàn Đại Hùng 01 cũng đã từng trải qua kỳ “đại tu” tại DQS 1 lần vào năm 2014. Tháng 5.2015, DQS đã hoàn thành việc sửa chữa, bảo dưỡng Đại Hùng 01 sớm 10 ngày, đem lại lợi ích kinh tế tương đương 3 triệu USD. Việc PVEP POC tiếp tục lựa chọn DQS là nhà thầu sửa chữa, bảo dưỡng giàn Đại Hùng 01 chứng tỏ DQS đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng bằng năng lực, uy tín của mình.

DQS dùng 6 tàu để lai dắt giàn Đại Hùng 01

Cũng trong giai đoạn đầu năm 2020, DQS nhận các đơn hàng từ các công ty nước ngoài còn nhiều hơn gấp 2 lần so với 2 năm trước cộng lại. Đây là kết quả của một quá trình lâu dài, từ sự trăn trở, tạo điều kiện của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), sự cố gắng của tập thể lãnh đạo DQS cùng tập thể người lao động công ty.

Chủ động vượt khó, kiếm tìm khách hàng

Trong bối cảnh cả thế giới lao đao vì COVID-19 như thế, DQS tìm kiếm khách hàng như thế nào? Trả lời cho câu hỏi này, ông Nguyễn Anh Minh - Phó tổng giám đốc DQS cho biết, từ năm 2017, Hội đồng Thành viên và Ban Tổng giám đốc DQS đã có những tính toán, chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để vươn ra thị trường nước ngoài. DQS từng bước hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ, giấy phép để dock Dung Quất có thể nhận được tàu nước ngoài vào sửa chữa ngắn ngày; đồng thời xây dựng mạng lưới môi giới, kết nối với khách hàng tại nước ngoài, đặc biệt là các khách hàng tại thị trường tàu dầu và tàu container cỡ lớn.

Đại Hùng 01 là giàn khai thác nửa nổi nửa chìm duy nhất tại Việt Nam

Khi dịch COVID-19 diễn ra, các lãnh đạo DQS đã ngồi họp bàn lại để đưa ra nhiều kịch bản, trong đó có những kịch bản xấu nhất. Ban lãnh đạo DQS thống nhất rằng sẽ phải duy trì sản xuất trong mọi trường hợp, kể cả việc khi nhận các tàu nước ngoài vào, sẽ phải cách ly cả nhà máy. Nhưng khi làm việc với các cơ quan chức năng, bộ, ban ngành, một giải pháp được đưa ra là sẽ cách ly các thuyền viên tàu nước ngoài ngay trên tàu. Cánh cửa giải pháp được mở ra, DQS tiếp nhận tàu nước ngoài vào sửa ngay khi có dịch. DQS cũng chủ động xây dựng một khung giá cả hợp lý, không bắt chẹt khách hàng trong mùa dịch.

Giàn Đại Hùng 01 khi sắp vào dock DQS

Trong thời điểm cả thế giới chống dịch, nhiều quốc gia đóng cửa biên giới, việc mua vật tư, thiết bị rất khó. Lường trước điều đó, DQS đã lên phương án mua vật tư, thiết bị ngay khi chớm dịch và duy trì được một số lượng vật tư đủ để làm một số dự án. Khi DQS thực hiện thành công một số dự án tàu nước ngoài trong mùa dịch bệnh đã tạo một hiệu ứng tốt với những chủ tàu trong nước. “Những chủ tàu nước ngoài khi lần đầu tiên sửa chữa tại DQS, họ đem theo nhiều chuyên gia nước ngoài theo. Nhưng khi sửa những lần tiếp theo, họ không đem theo chuyên gia nữa, hoặc chỉ 1 – 2 người vì tin tưởng vào trình độ, tay nghề của người lao động DQS. Vì vậy, áp lực dành cho việc cách ly, phòng chống COVID-19 cũng giảm đi. Trước đây, các chủ tàu ở Việt Nam đều không tin ở Việt Nam có những đơn vị có thể đảm bảo về tiến độ và kỹ thuật theo yêu cầu. Nhưng khi xem những dự án DQS thực hiện, họ đã thay đổi suy nghĩ. Trong mùa dịch COVID-19, DQS đã chủ động tìm kiếm và ký hợp đồng thành công với nhiều bạn hàng mới”, ông Nguyễn Anh Minh, Phó tổng giám đốc DQS cho biết.

Cận cảnh phía trên giàn Đại Hùng 01

Theo thông tin mới nhất, ngay sau khi giàn Đại Hùng 01 cập dock, DQS tiếp tục tiếp nhận thêm một tàu LPG mang quốc tịch Panama vào sửa chữa. Dự kiến quý 4/2020, DQS sẽ tiếp nhận thêm một tàu treo cờ Marshall Islands tải trọng 305.993 DWT vào dock hoán cải thành kho chứa FSO. Việc tiếp nhận một lúc nhiều tàu, giàn khoan vào dock sửa chữa chứng tỏ năng lực của DQS ngày càng được nâng cao, niềm tin của khách hàng giành cho DQS ngày càng lớn.

Q.C

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
DQS đã vượt ‘bão’ COVID-19 như thế nào?