Ngày 25.10, Chính phủ Bắc Kinh đưa tin quốc gia này hiện đang đẩy mạnh nỗ lực phát triển dự án đường sắt xuyên Á.
Bắc Kinh tin rằng trở ngại chính trị và tài chính đang thúc đẩy sự phát triển của dự án đường sắt xuyên Á, một nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết.
Trung Quốc có nhiều lý do để tăng tốc thực hiện dự án này vì đường sắt sẽ mang đến cho Trung Quốc những cơ hội lớn để khai thác tại Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), trong đó bao gồm 11 quốc gia và 1,9 tỷ dân.
ASEAN đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và thương mại song phương giữa ASEAN và Trung Quốc chiếm 13% lượng giao dịch toàn cầu năm 2010.
Tuyến đường sắt qua Singapore, Kuala Lumpur, Bangkok, Phnom Penh, Hồ Chí Minh và Hà Nội đến thủ phủ Côn Minh, Trung Quốc đã được xây dựng, một quan chức Cục đường sắt Côn Minh cho biết.
Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc sẽ trở thành một trung tâm giao thông sau khi các tuyến đường sắt Xuyên Á hoàn thành.
Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc đã thông qua hơn 3 tuyến đường sắt giữa Côn Minh và các khu vực gần biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, Lào, Myanmar và Indonesia vào năm ngoái, báo cáo cho biết.
Wang Mengshu, Phó Trưởng kỹ sư của China Railway Tunnel Group cho biết, các tuyến đường sắt hiện tại cần phải được sửa chữa bằng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc.
Tình trạng bất ổn chính trị ở Thái Lan trong vài năm qua cũng là một trở ngại cản trở sự phát triển của đường sắt vì nhiều tuyến đường bắt ngang qua.
Trước đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi cho một khởi đầu mới cho một tuyến đường sắt phía Bắc, chạy từ Bắc Kinh qua Thái Lan trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Thái Lan, Don Pramudwinai vào ngày 9.10.
"Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Lào đã tạo điều kiện cho việc xây dựng các dự án đường sắt tại Lào", ông Wang nói .
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng được đứng đầu bởi Trung Quốc đã cung cấp nhiều vốn cho việc xây dựng các dự án đường sắt này.
Tuyết Nhung (Theo Want China Times)