Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã bán 29% cổ phần còn lại tại dự án hóa dầu Long Sơn cho Tập đoàn SCG của Thái Lan với giá 2.052 tỉ đồng. Theo đó, Tập đoàn SCG đã chính thức sở hữu 100% dự án hóa dầu Long Sơn.

Dự án Lọc hóa dầu hơn 5 tỉ USD chính thức về tay 'đại gia' Thái

29/05/2018, 15:38

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã bán 29% cổ phần còn lại tại dự án hóa dầu Long Sơn cho Tập đoàn SCG của Thái Lan với giá 2.052 tỉ đồng. Theo đó, Tập đoàn SCG đã chính thức sở hữu 100% dự án hóa dầu Long Sơn.

Tổ hợp Lọc hoá dầu Long Sơn với vốn đầu tư 5,4 tỷ USD - Ảnh: Internet

Ngày 29.5, Công ty Siam Cement thuộc Tập đoàn SCG của Thái Lan thông báo đã ký hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để mua lại 29% cổ phần tại nhà máy Lọc hóa dầu Long Sơn. Giá trị thương vụ này là 2.052 tỉ đồng và giao dịch dự kiến hoàn thành vào tháng 6.2018.

Tập đoàn SCG cho biết các hoạt động của gói thầu EPC của dự án sẽ được thực hiện từ quý 3/2018 và toàn bộ dự án có thể đi vào hoạt động thương mại từ đầu năm 2023.

Dự án hóa dầu Long Sơn do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn (liên doanh giữa Tập đoàn SCG và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đầu tư trên diện tích khoảng 464ha và 194ha mặt nước tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư khoảng 3,7 tỉ USD, dự kiến tăng vốn đầu tư lên 5,4 tỉ USD.

Đây là tổ hợp hoá dầu được tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam với công suất sản phẩm olefin lên tới 1,6 triệu tấn/năm và được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hoá dầu, bao gồm những sản phẩm là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác, công suất hơn 2 triệu tấn/năm. Các sản phẩm này có thể giúp thay thế các sản phẩm polyolefins hiện đang phải nhập khẩu.

Thời gian thi công dự án là 5 năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2022. Dự án sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 20.000 lao động trong quá trình xây dựng.

Ban đầu dự án có vốn khoảng 3,7 tỉ USD, sau đó đã được điều chỉnh lên tới hơn 4 tỉ USD và hiện là 5,4 tỉ USD. Long Sơn là tổ hợp hóa dầu thứ 3 tại Việt Nam, sau các nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn. Dự án gặp nhiều vướng mắc về vốn cũng như giải phóng mặt bằng nên chậm trễ nhiều năm nay chưa thể triển khai.

Mới đây, PVN đã tiết lộ về kế hoạch khởi động tổ hợp này. Sau khi hoàn thành, tổ hợp dự kiến sẽ đóng góp cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngân sách quốc gia ước khoảng 115 triệu USD mỗi năm (khoảng 2.500 tỉ đồng) trong suốt 30 năm từ khi đi vào hoạt động.

Tập đoàn SCG bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh vào Việt Nam như một quốc gia chiến lược vào năm 1992. Đến nay, tập đoàn này đã có 23 công ty con đang hoạt động tại Việt Nam với nhiều lĩnh vực như xi măng, vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì...

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án Lọc hóa dầu hơn 5 tỉ USD chính thức về tay 'đại gia' Thái