Sáng 28.5, Quốc hội đã có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016.

Vi phạm tại DNNN gây hậu quả nặng nề, buộc phải xử lý cán bộ

28/05/2018, 12:33

Sáng 28.5, Quốc hội đã có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016.

Quốc hội vừa có báo cáo về hoạt động của các DNNN - Ảnh minh họa

Hàng loạt sai phạm tại DNNN

Tính đến 31.12.2016, sau quá trình cơ cấu lại, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi và số lãi tăng. Tổng doanh thu năm 2016 đạt hơn 1,5 triệu tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 139.658 tỉ đồng, nộp ngân sách phát sinh là 251.845 tỉ đồng, tăng 18% so với năm 2011.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của DNNN giai đoạn 2011 - 2016 chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, tổng tài sản và vốn tăng nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp NSNN có tốc độ tăng chậm (bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011; chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%); hiệu quả đầu tư của khối DNNN cũng đạt thấp so với doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Một số DNNN hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao.

Tại một số DNNN còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước như tập đoàn Dầu khí, Hóa chất, Điện lực, Công nghiệp Than - Khoáng sản....

Hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, lũy kế tính đến 31.12.2016 đã đầu tư ra nước ngoài trên 7 tỉ USD, có 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế.

Tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản... diễn ra phức tạp; tình trạng đấu thầu hình thức chưa được ngăn chặn hiệu quả; công tác quản lý tài sản công thiếu chặt chẽ.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ, triệt để nhằm phát hiện và xử lý kịp thời.

Việc cơ cấu lại một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thu hồi vốn của Nhà nước từ các dự án đầu tư không hiệu quả còn chậm, hậu quả nghiêm trọng. Việc công khai thông tin trong DNNN còn hạn chế, không kịp thời, thiếu minh bạch, mang tính hình thức.

Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC còn chậm, quy mô còn hạn chế: Qua 10 năm hoạt động, vốn nhà nước do SCIC tiếp nhận quản lý mới khoảng 1% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp (theo giá trị sổ sách); 99% vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn do các Bộ, địa phương quản lý.

Một số vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để lại hậu quả nặng nề, khó khắc phục về tài chính và buộc phải xử lý, kỷ luật cán bộ.

Hệ thống kiểm soát nội bộ tê liệt

Hầu hết các doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm toán đều vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau, một số DNNN thực hiện thủ tục đầu tư, đấu thầu, mua sắm tài sản không đúng quy định; huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư dàn trải, tùy tiện ; hoạt động đầu tư tài chính vi phạm nghiêm trọng gây mất vốn hoặc thiệt hại lớn.

Một số dự án đầu tư xây dựng còn có hồ sơ, thủ tục không đầy đủ, nghiệm thu, thanh toán không đúng quy định, quyết toán chậm… nên qua kiểm toán đã kiến nghị xem xét xử lý tài chính, ví dụ như tập đoàn Xăng dầu 243 tỉ đồng, TCT Hàng không 48 tỉ đồng, TCT Công nghiệp Xi măng 144 tỉ đồng…

Nhiều dự án chậm tiến độ như tại Petrolimex: Dự án Kho Vân Phong chậm hơn 3 năm, Dự án Kho Hải Dương chậm hơn 2 năm; tại Vicem: Dự án Dây chuyền xi măng Hà Tiên 2.2 chậm 43 tháng, Dự án dây chuyền 2 nhà máy xi măng Bút Sơn chậm 36 tháng, Dự án dây chuyền mới nhà máy Xi măng Bỉm Sơn chậm 26 tháng; tại VRG: Dự án Thủy điện Đăk Sin 1 chậm 4 năm 5 tháng, Dự án Trụ sở TĐ chậm 6 năm 7 tháng...

Nhiều dự án phải dừng thực hiện, gây lãng phí vốn như Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thực hiện chậm so với kế hoạch, không có báo cáo cụ thể về khả năng cung cấp nhiên liệu theo công nghệ của nhà máy, dẫn đến phải điều chỉnh tiến độ nhiều lần, làm tăng chi phí lập dự án 10.100 triệu đồng...

Nhiều DNNN quản lý đất chưa chặt chẽ; nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn, chiếm, tranh chấp, chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất với NSNN.

Một số DNNN chuyển nhượng đất được Nhà nước cho thuê dưới hình thức góp vốn liên doanh, hợp tác đầu tư bằng giá trị lợi thế quyền thuê đất, sau đó thực hiện thoái toàn bộ phần vốn góp, thực chất là hình thức lách luật để chuyển nhượng đất.

Hoạt động này cùng với những bất cập, thiếu minh bạch trong xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn của doanh nghiệp, xác định giá trị khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các địa phương đã tạo cơ hội để các tổ chức, cá nhân trục lợi, tham nhũng, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ không tốt, có tình trạng hệ thống kiểm soát nội bộ bị tê liệt không có phản ứng trước vi phạm của một số cá nhân, vi phạm điều lệ doanh nghiệp, quy chế làm việc của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc...

Người đứng đầu, cán bộ quản lý tại một số doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu cố ý làm trái, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Một số vụ việc tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng, điển hỉnh là tại tập đoàn Hóa chất, tập đoàn Dầu khí, TCT cổ phần xây lắp dầu khí, TCT Lương thực miền Nam…

Nhiều DNNN qua thanh tra, kiểm toán có sai sót trong việc hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và nghĩa vụ với NSNN.

Công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DNNN cũng còn vi phạm như: Quản lý nợ chưa chặt chẽ dẫn đến nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn. Năm 2013: 11/27 tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán có nợ quá hạn từ 50 tỉ đồng đến 9.650 tỉ đồng; 11 tập đoàn, tổng công ty có nợ khó đòi từ 39 tỉ đồng đến 657 tỉ đồng...

Một số doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao; cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ vốn trong nội bộ tiềm ẩn nguy cơ khó đòi, mất vốn như Công ty mẹ - Tổng công ty hàng hải: 457 tỉ đồng, Công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá: 60 tỉ đồng; năm 2016, Tập đoàn Công nghiệp Cao su - Công ty mẹ: 102 tỉ đồng…

Lam Thanh

Bài liên quan
Khởi tố, bắt tạm giam Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà
Thông tin trên được Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, sáng 22.4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vi phạm tại DNNN gây hậu quả nặng nề, buộc phải xử lý cán bộ